Khái niệm về sự phỉ báng, mạ lỵ, vu khống. Print
Tác Giả: Phúc Linh   
Thứ Sáu, 14 Tháng 1 Năm 2011 11:48

...mỗi người chúng ta sống trong xã hội ...cũng đều phải chịu sự chi phối của ba thứ luật lệ, thứ nhất là luật của quốc gia bản xứ, thứ hai là những nguyên tắc, những lệ của phong tục tập quán của dân tộc, và thứ ba là các giáo điều của tín ngưỡng nếu là tín đồ của  tôn giáo...

Defamation :   Libel   -   Slander

            Trong sinh hoạt xã hội, trong sinh hoạt cộng đồng Việt Nam hải ngoại, trong đời sống hàng ngày, sự va chạm giữa người này với người nọ là không thể tránh được do nhiều lý do, chẳng hạn vì bất đồng quan điểm, hoặc tranh giành chức vị hư danh, hoặc phe đảng trong sinh hoạt cộng đồng, vì tranh giành quyền lợi trong sinh kế, …. từ đó, tạo ra xích mích, gây ra bất hòa, phát sinh lời qua tiếng lại giữa các bên, tranh cãi giữa các phe nhóm, có thể là lời nói trực tiếp ngay mặt người ta, hoặc có thể là gián tiếp bằng việc rỉ tai, tuyên  truyền những sự việc bịa đặt, xuyên tạc sự thật nhằm vu khống người khác, ….thậm chí chụp mũ nhau là người của Mặt trận giải phóng miền Nam, là Cộng sản, là tay sai Cộng sản… cũng có thể bằng hình thức đả kích nhau qua báo chí, tạp chí, bán nguyệt san với những bức tranh biếm họa bẩn thỉu, tục tĩu..…

Nói chung, những sự kiện đáng tiếc đó có thể xảy ra dưới nhiều hình thức, có thể bằng lời nói, hoặc bằng sự truyền miệng qua một người thứ ba để sang tai cho đối phương, cũng có thể bằng văn viết, hoặc hình vẽ.

Trong ngôn ngữ Việt Nam, “phỉ báng” được định nghĩa là “chê bai, chế nhạo, chửi rủa một cách thậm tệ”,  còn “vu khống” là vu cho người ta chuyện xấu để làm mất danh dự, uy tín của họ. Do vậy, trong tiếng Việt, phỉ báng bao gồm cả mạ lỵ.

Trong tiếng Anh, từ ngữ “defamation” có nghĩa là “đặt điều làm xấu người khác”, và trong hành vi bị gọi là “đặt điều làm xấu người khác” có những hành vi gọi là vu khống lẫn phỉ báng và mạ lỵ, vì thế, ngay trong tiếng Anh, chữ  “defamation” bao gồm hai từ ngữ là “libel”  nghĩa là “vu khống” và “slander”  nghĩa là “phỉ báng”.

Hành vi bị người đời gọi là phỉ báng, vu khống, mạ lỵ nhằm xúc phạm đến danh dự của người khác thường diễn ra bằng việc sử dụng những lời nói, hoặc cử chỉ, thái độ, hoặc bất cứ hành động nào, bao gồm cả hình vẽ, tranh biếm họa…nhằm bày tỏ thái độ  khinh bỉ để làm nhục người khác,  hoặc gán ghép cho họ một sự việc xấu xa, ví dụ gán cho một người là gây rối, phá hoại, phân hoá cộng đồng, hoặc đã cạy cửa nhà người khác để ăn trộm, hoặc người này là tay sai, là tà lọt của người kia..

Tóm lại, để bị gọi là phỉ báng, vu khống, mạ lỵ bao gồm tất cả những hành vi, lời nói  cố tình thực hiện bằng mọi cách để thóa mạ, khinh bỉ, nói chung là xúc phạm đến danh dự, uy tín của người khác, nhằm đạt được điều mong muốn là làm cho bạn bè, thân nhân của họ, những người sống trong khu gia cư,  những đồng hương trong cộng đồng …có ý nghĩ lệch lạc về nhiều phương diện, chẳng hạn tư cách, đạo đức, khả năng của người đó.

Khi một người nói ra những lời lẽ thóa mạ người khác, mà khi được cho nghe qua, ai cũng hiểu đó là những lời lẽ nhằm mục tiêu vu khống hoặc phỉ báng người khác, nhưng kẻ nói ra những lời lẽ đó lại cãi lý rằng họ không hiểu câu đó lại mang ý nghĩa nặng nề như vậy, với mục đích chạy tội khi bị đưa ra tòa, thì lời cãi bướng, cãi chày cãi cối này sẽ không được chấp nhận, dựa theo câu tục dao pháp lý “Lata culpa est nimia neglegentia, id est non intelligere quod omnes intelligent” nghĩa là “Không hiểu điều mọi người hiểu thì phạm lỗi nặng vì đó là sự bất cẩn quá mức”  và lỗi nặng trong luật có ý nghiã  tương đương với  “ác ý” hoặc “cố ý gây thiệt hại”.

Khi một người bị xúc phạm danh dự, bị bôi nhọ, bị vu khống hoặc bị xuyên tạc sự thật sẽ dẫn đến nhiều hậu quả, mà đau khổ về tinh thần của nạn nhân là điều quan trọng nhất. Hầu như ai cũng hiểu tinh thần là những gì thuộc về chiều sâu của tâm hồn con người, gọi theo triết lý là đời sống nội tâm, chẳng hạn những ý nghĩ, tâm tư tình cảm…Những tổn thất về mặt tinh thần là những ấn tượng, những suy tư không tốt trong tâm trạng của nạn nhân, chẳng hạn vì bị lăng nhục, bị vu khống trên các diễn đàn liên tục, khiến cho nạn nhân nào có tâm hồn yếu đuối, dễ xúc cảm, sẽ  phải chịu đựng buồn phiền triền miên, dằn vặt trí não, lo lắng cho uy tín, cho danh dự, do bị hiểu lầm mà có ý nghĩ sai lạc nên thay đổi cách đối xử với mình, như cách đối xử của bè bạn, của những người xung quanh, thậm chí có thể gây nên bệnh trầm cảm dẫn đến tự tử để thoát khỏi cảnh khổ tâm, nói chung là những đau đớn về tinh thần, và ai cũng hiểu, vết thương ngoài da thỉ dễ chữa, mau lành, nhưng vết thương lòng thì rất khó quên, mặc dù nạn nhân đã được bồi thường hoặc phục hồi danh dự.

Nhưng căn cứ vào đâu để chúng ta nhận định rằng một hành động, một lời nói của con người là xấu hay là không xấu. Chắc quí vị cũng đã biết, mỗi người chúng ta sống trong xã hội, trong bất cứ quốc gia nào, bất cứ thể chế chính trị nào, cũng đều phải chịu sự chi phối của ba thứ luật lệ, thứ nhất là luật của quốc gia bản xứ, thứ hai là những nguyên tắc, những lệ của phong tục tập quán của dân tộc, và thứ ba là các giáo điều của tín ngưỡng nếu là tín đồ của  tôn giáo, dựa vào ba cơ sở này mà người ta phán đoán một hành động, một lời nói của người khác là xấu hay là không xấu trong sinh hoạt đời sống hàng ngày. Luật pháp Hoa kỳ qui định như sau:

Defamation

(Sự đặt điều làm xấu người khác)

Từ ngữ “Defamation” nghĩa là “sự đặt điều làm xấu người khác”, trong tiếng Anh là danh từ luật có ý nghĩa chung, rộng rãi, dịch ra tiếng Việt Nam thì bao gồm cả ba tội danh là “phỉ báng”, “mạ lỵ” hoặc “vu khống” xảy ra khi một người nói ra những điều không đúng sự thật về người khác, và lời nói xuyên tạc sự thật đó làm cho người khác phải gánh chịu những thiệt hại, đặc biệt là khi những lời nói bịa đặt đó được loan truyền ra công chúng. Từ ngữ “Defamation” này bao gồm hai trường hợp gọi là “Libel” và “Slander”.  

(Defamation occurs when someone delivers a false statement about someone else, and that false statement causes the "someone else" to suffer harm, particularly when the false statement is published. Includes both libel and slander)

Để có thể gọi là phỉ báng, mạ lỵ, hoặc vu khống, từ ngữ công khai “published” có nghĩa là lời nói đó phải được người thứ ba nghe được, hoặc biết rõ, không phải là nghe đồn, nghe nói, thật là không dễ dàng để chứng minh như trường hợp lời bịa đặt, xuyên tạc sự thật được viết ra trên giấy. (For the purposes of defamation, "published" means that the statement was made to a third party, not simply that the false statement was put in print).

Sự vu khống (libel) là lời nói không đúng sự thật về người khác được viết ra trên giấy, chẳng hạn viết trên những nhật báo và tạp chí, dù rằng được viết trên trang báo Internet (online). (Libel is the issuance of false statements in print, like newspapers and magazines, even in their online formats).

Sự phỉ báng, mạ lỵ (slander) là việc thể hiện hành vi bằng lời nói với người khác (Slander is making false statements in a non-print format, usually statements that are spoken to others).                                                     

Luật của Tiểu bang Texas dùng từ ngữ “phỉ báng thanh danh của người khác” để chỉ những vụ việc xảy ra khi một người có những lời nói không đúng sự thật, xuyên tạc sự thật nhằm ý đồ làm tổn hại cho danh dự của người khác hoặc ám chỉ người đó là kẻ có tư cách tồi tệ.

(Texas law uses the phrase "defamation of character" to cover incidents in which someone makes a false statement to injure another person's reputation or imply the person has bad character).

Theo luật, những lời nói trên các cơ quan truyền thông cũng bị coi là vu khống, mạ lỵ, phỉ báng (slander) nếu có dụng ý để hãm hại người khác về thanh danh, uy tín, công việc làm ăn của cá nhân, cơ sở làm ăn của đối phương bị ám chỉ.

Ngày nay, với sự phát triển của internet, thỉnh thoảng, người ta thấy trên các diễn đàn xuất hiện vài cá nhân sử dụng Nick ma, Email ảo công khai (published) bôi nhọ, vu khống, mạ lỵ với dã tâm, ác ý gây tổn hại thanh danh, danh dự (reputation), uy tín (credibility) của cá nhân,  của cơ sở làm ăn của người khác…

Tại thành phố Houston, Texas,  có những kẻ bất lương, bọn này không thích nghe nói đến lẽ phải, ghét nghe nói đến công bằng xã hội,  bỏ ngoài tai các từ  ngữ  “danh dự, lương tâm, tự trọng và  đạo đức”,  làm ra các Email ảo, nick ma mà rất nhiều người đã biết, chẳng hạn như “tuong van tran This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it ”,   “congsanbachthang”, “tochaduaphahoaicongdong”,  và “dadaocongsanbannuoc”  thường xuyên mạ lỵ, phỉ báng, nhục mạ những người đáng kính trọng trong sinh hoạt cộng đồng bằng những lời lẽ bẩn thỉu, tục tĩu của kẻ không có văn hóa, người dân Houton gọi bọn chúng là  “lục lâm thảo khấu Internet”,  vì nếu  sử dụng tên thật hoặc bút danh mà ai cũng biết, với những lời lẽ bẩn thỉu, tục tĩu nhục mạ biết bao người nhiều tháng qua, bọn côn đồ này sẽ bị những nạn nhân  kiện ra Toà về tội vu khống, mạ lỵ, phỉ báng.

Nếu kết quả điều tra xác định những kẻ côn đồ cộng đồng này đã  có mặt trong hàng ngũ  quân cán chính miền Nam xưa kia, và đang có dính dáng ít nhiều đến các hội đoàn, đảng phái chính trị, thì ôi thôi, nhục nhã biết chừng nào, phản ứng chung của mọi người sẽ ra sao,  vì ai cũng hiểu  “con sâu làm rầu nồi canh “ mà.

Internet slander

(Sự vu khống, phỉ báng, mạ lỵ trên mạng)

Sự vu khống trên mạng là hình thức của sự vu khống được thực hiện bằng cách viết trên Internet hoặc được bỏ vào trong một internet website, đưa lên diễn đàn hoặc dán lên trên những bảng thông tin. (Internet slander is a form of slander that takes place on the Internet or is posted to Internet websites, forums, or bulletin boards).

Thông thường, những bài viết đưa trên mạng như vậy bị xem là vu khống, phỉ báng, mạ lỵ nếu được viết ra nhằm mục đích công kích người khác hoặc bôi nhọ cơ sở làm ăn của họ hoặc chà đạp danh dự của cá nhân, chôn vùi uy tín của cơ sở làm ăn. (Such posts are generally considered to be slanderous if they are made in an attempt to defame a person or company or ruin the reputation of that person or company).

Những lời lẽ đó thường là phải không đúng thật hoặc cố tình làm ra nhằm ý đồ hãm hại người khác mà không cần phải có lợi lộc gì cả. (The statements usually have to be either untrue or be made in an attempt to be harmful without demonstrating any real interest in the common good). Sự vu khống trên mạng là một hình thức vu khống rõ ràng, cụ thể và có thể bị truy tố trước Tòa án dân sự hoặc hình sự tùy thuộc vào tính chất hoặc hình thức của sự vu khống, mạ lỵ, phỉ báng. (Internet slander is a specific form of slander and can usually be prosecuted in a civil or criminal court just like any other type of defamation).             

Pháp luật của các quốc gia, tự do cũng như cộng sản đều qui định những tội danh như phỉ báng,  mạ lỵ, vu khống người khác theo như câu tục dao pháp lý ““Factum cuique suum non adversario nocere debet”, có nghiã là “Hành động của mỗi con người chỉ làm hại cho chính bản thân mình chứ không được làm hại ngươì khác” nói khác đi “Mỗi người phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do lỗi lầm của mình gây ra cho người khác”.

Có một điều giống nhau là luật pháp các quốc gia đều coi các hình thức vu khống, mạ lỵ, phỉ báng với mục đích làm ô uế thanh danh, thiệt hại danh dự và uy tín của người khác, là hành vi trái pháp luật để bị khởi tố ra trước Tòa án hình sự hoặc dân sự, nhưng lại không giải thích một cách cụ thể, rõ ràng, những khái niệm thế nào là danh dự, là thanh danh, là  uy tín.

Luật pháp các quốc gia cũng không đinh nghĩa một cách minh bạch hành vi của một người vu khống, mạ lỵ, phỉ báng người khác phải như thế nào, phải ở mức độ nặng ra sao, và nạn nhân phải bị thiệt hại nặng nhẹ ở mức độ nào mới bị coi là bị xúc phạm và làm thiệt hại cho thanh danh, làm ô uế danh dự, làm tổn hại cho sự nghiệp chính trị, cho công việc làm ăn buôn bán của họ.

Providing Defamation

     Làm sao để chứng minh bị vu khống, mạ lỵ, phỉ báng Để chứng minh đã bị phỉ báng, mạ lỵ, vu khống, bạn phải chứng minh được hai sự kiện rằng:  (1) Phía đối phương cố tình nói những lời như vậy với mục đích nhằm hãm hại bạn, hoặc làm ô uế thanh danh của bạn. (2) Bạn cũng phải chứng minh được rằng chính bản thân cũng như danh dự, uy tín của bạn đã phải chịu những hậu quả từ những lời nói của phía đối phương, thật là khó khăn để chứng minh được những điều này. Bạn có thể phải viện dẫn chứng cớ là bạn đã bị mất việc làm, bạn đã bị  người ta khinh miệt, hoặc bị mất uy tín,  tất cả những sự kiện đó làm cho bạn bị nhiều  trở ngại và bất lợi trong cuộc sống hàng ngày. (To be proven guilty of defamation, you have to prove: (1) that the offending party made statements designed to harm you or tarnish your reputation,  (2) you also have to prove that you and your reputation suffered as a result of the offending party's statements, which can be difficult to prove. You may be able to demonstrate that you lost work, fell victim to public scorn, or lost credibility, all of which can detrimentally affect your life).

Dù cho người bị đơn khẳng định rằng việc truyền đạt lời nói đó với người khác chỉ là giỡn chơi, nhưng nếu có một người khác nghe được và nhận thức lời nói “khó nghe” đó đã được bị đơn nói ra trong tình trạng không có tính cách đùa giỡn, thì lời nói đó được đánh giá  là sự vu khống hoặc phỉ báng hoặc mạ lỵ. (Even if the defendant contends that the communication was a joke, if one person other than the plaintiff took it seriously, the communication is considered defamatory)                                                                   

Cũng vì luật pháp các quốc gia không giải thích một cách cụ thể, rõ ràng, những khái niệm thế  nào là danh dự, là thanh danh, là  uy tín, từ đó, người dân đã có ý niệm khác nhau trong thực tế về những từ ngữ này tùy theo trình độ học vấn, kiến thức của mỗi người. Vì vậy, thiết nghĩ chúng ta thử tìm hiểu thế nào là danh dự, uy tín của con người, và hành vi, lời nói của một người  như thế nào, và ở mức độ nào mới bị đánh giá là xúc phạm đến danh dự, uy tín của người khác, của tổ chức, hội đoàn….

Điều trước tiên ai cũng phải thừa nhận một sự thật, đó là danh dự của một người là sự đánh giá của mọi người trong xã hội, đồng hương trong cộng đồng đối với một cá nhân về các phương diện đạo đức, khả năng, kiến thức, thiện chí phục vụ, giao tế trong cộng đồng, cách cư xử với mọi người,… thông qua hoạt động của họ sau một thời gian dài làm việc chung, sống chung trong sinh hoạt xã hội.

Danh dự của một cá nhân bao gồm hai điều kiện là uy tín và đức tính tự trọng. Trong hai điều kiện này, đức tính tự trọng là quan trọng nhất, vì ai cũng hiểu một điều rất sơ đẳng là “Mình có tự trọng mình thì người khác mới trọng mình” nghĩa là mình phải có hành vi, lời nói thế nào đó để tự đánh giá mình cho tốt, trong sinh hoạt gia đình, trong sinh hoạt xã hội, trong sinh hoạt cộng đồng và biết giữ gìn phẩm giá đó cho tốt đẹp. Còn yếu tố thứ hai là “uy tín”, chữ “tín” là lòng tin của người khác đối với mình, trong cuộc sống giữa chợ đời mà không có ai tin tưởng điều mình nói, việc mình làm thì thật là khó sống.

Con người có thể có và cũng có thể không có uy tín, nếu đã có uy tín thì nếu không có nhiều, sẽ có ít uy tín, nghĩa là chỉ có ít người tin tưởng vào mình hoặc có nhiều người đặt niềm tin vào mình. Nếu chẳng may, đồng hương gặp một kẻ quá gian hùng, có nhiều quỉ kế, nên làm nhiều người lầm lẫn mà tin tưởng, người ta gọi trường hợp éo le này là “trao duyên lầm tướng cướp”. Uy tín là giá trị do con người có được trong sinh hoạt gia đình, trong sinh hoạt xã hội, trong sinh hoạt cộng đồng, được người khác nhận thức và đánh giá, cho nên, người có uy tín là người được người khác nghe theo và tin tưởng trong một lãnh vực nào đó, chẳng hạn, trong hoạt động chống Cộng tại Houston, người ta thường nhắc nhở đến ông cựu Đại tá Trương Như Phùng là người có uy tín trong lãnh vực này.

Nhưng một người không có uy tín trong sinh hoạt của tổ chức các cộng đồng người Việt hải ngoại, không có nghĩa là không có danh dự, chúng ta cần phải xác định rõ điều này, đây là thành phần những người mà chúng ta gọi là “khối đồng hương thầm lặng”, có thể vì lý do nào đó, họ né tránh những sinh hoạt cộng đồng, bị gọi một cách không tốt đẹp là “nơi gió tanh mưa máu”, để chỉ lo cho đời sống được an cư lạc nghiệp, nhưng họ vẫn thường xuyên theo dõi những sinh hoạt cộng đồng, và chỉ lên tiếng khi có những sự việc quá đáng xảy ra trong sinh hoạt cộng đồng.

Một người có thể không có uy tín trong sinh hoạt cộng đồng, nhưng người ta vẫn có thể có uy tín trong phạm vi nhỏ hẹp hơn, chẳng hạn trong sinh hoạt gia đình, trong sinh hoạt họ hàng, láng giềng, khu gia cư…

Như vậy, đối với một người có uy tín trong đời sống xã hội, danh dự  đã  bao gồm cả uy tín của họ, nên mọi cố gắng của một người nhằm triệt hạ uy tín cũng chính là hành vi cố tình làm mất danh dự của họ. Khi con người còn giữ được tư cách và danh dự của mình là người còn biết tự trọng, còn cảm thấy xấu hổ khi mình làm những sự việc sai trái, hoặc bằng thủ đoạn nào đó để lừa lọc những người xung quanh, thì con người đó vẫn còn lương tri để tự sửa mình, xa lánh những kẻ gian tà mà quay về nẻo chính.

Khi một người đã mất đi cái cảm giác xấu hổ, có người gọi là “lòng xấu hổ đi vắng” thì kẻi đó coi như đã hết xài, những lời nói,  những bài viết của họ viện dẫn những văn thơ về đạo đức, về danh dự, lương tâm, trách nhiệm làm người…chỉ là giả tạo bề ngoài nhằm che mắt thế gian, nên những lời hay ý đẹp biến thành sáo ngữ, chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Nhưng sự đời lại lắm éo le, những kẻ gian tà, đánh mất lương tri, bất cần danh dự, chẳng lo nghĩ gì đến lương tâm, không còn biết cái gì gọi là xấu hổ nữa, loại người này bất chấp thủ đoạn chỉ cần đạt được mục đích, và bọn chúng vẫn có cuộc sống ung dung, thảnh thơi hơn nhiều, so với những con người sống chân thật, chất phác, lam lũ làm ăn, cho nên dân lành thấp cổ bé miệng chỉ còn biết rầu rĩ than thở “Ông trời thiệt không có mắt”, cho nên mới có câu “TÀ vẫn thắng CHÁNH”, chẳng hạn bọn CSVN, hoặc bè lũ côn đồ cộng đồng người Việt hải ngoại.

Theo sự biến hoá của vũ trụ, “CÙNG tắc biến, biến tắc THÔNG”,  nghĩa là hết thịnh đến suy, hết suy lại đến thịnh, giai đoạn đen tối của đất nước, xấu xa của tổ chức cộng đồng người Việt hải ngoại rồi cũng phải qua đi, cũng phải có ngày tươi sáng,  được gọi là “hết cơn bỉ cực tới hồi thái lai” vì những nhiễu nhương, những hành vi gian trá, hiểm độc của bè lũ côn đồ cộng đồng, của đảng phái xôi thịt, gian manh, dần dà sẽ được phơi bày ra ánh sáng, mọi người sẽ được sáng mắt,  nhận rõ thực chất của bọn chúng,  để rồi sẽ xa lánh, tìm ra những con người chân chính lo cho đời sống thiết thực của đồng hương ngày một tốt hơn.

Theo thiển  ý của tôi, sự nhiễu nhương trong sinh hoạt cộng đồng là một điều không may cho người Việt hải ngoại, nói chung, nhưng trong cái rủi vẫn có cái may, vì phải có những sự nhiễu nhương đó, giai đoạn xấu của cộng đồng, đồng hương mới có cơ hội để nhận ra chân giá trị, nhận ra bộ mặt thật của từng người mà thởi gian qua, chỉ đánh giá qua cuộc sống bề ngoài, qua trình độ học vấn, qua địa vị xã hội, chúng ta đã tưởng lầm họ là những người rất đáng được trọng vọng, uy tín, nhưng sự thật thì trái ngược, họ chỉ là một bè lũ khôn khéo biết che đậy thủ đoạn để lừa dối những người nhẹ dạ, cả tin.

Như vậy, chúng ta có thể tạm hiểu rằng danh dự của một cá nhân  được tạo lập, không phải chỉ trong một ngày một buổi, mà kết thành từ những việc làm, từ cách giao tế  của người đó, từ thiện chí, từ công lao, từ thành tích mà người đó đã đạt được qua bao năm tháng trong sinh hoạt xã hội, từ cơ sở đó, họ được đồng hương trong cộng đồng người Việt hải ngoại, cộng đồng bản xứ, nhận định và đánh giá theo những tiêu chuẩn của phong tục tập quán của sắc tộc, của tín ngưỡng mỗi người và  theo luật pháp quốc gia bản xứ.

Slander (Sự vu khống)

Vu khống là sự kiện một người nói ra những điều không đúng sự thật nhằm mục đích làm thiệt hại thanh danh (danh dự) của người khác. Nếu lời nói đó được chứng minh là đúng sự thật, thì tội vu khống không được thành lập. (Slander is the oral communication of false statements that are harmful to a person's reputation. If the statements are proven to be true, it is a complete defense to a charge of slander).

Vu khống là một hành vi truyền đạt tin tức nhằm mục đích làm cho người khác phải bị xấu hổ, bị nhạo báng, bị khinh miệt, bị hạ thấp giá trị trong sinh hoạt cộng đồng, hoặc bị mất việc làm, hoặc thiệt hại về thu nhập, hoặc thậm chí, bị thiệt hại về thanh danh và uy tín. (Slander is an act of communication that causes someone to be shamed, ridiculed, held in contempt, lowered in the estimation of the community, or to lose employment status or earnings or otherwise suffer a damaged reputation).

Muốn cấu thành tội vu khống, phải hội đủ ít nhất 3 yếu tố, gồm : (1)  phải có lời nói không đúng sự thật,

(2)  lời nói đó phải được chính tai người thứ ba nghe, (3)  và người nói lời vu khống phải nhận thức rõ điều đó là hoàn toàn không đúng sự thật (The basic elements of a claim of slander include : (1) a defamatory statement,

(2) published to third parties; and  (3) which the speaker or publisher knew or should have known was false.

Libel (Sự phỉ báng)

Hành vi phỉ báng là cách thức làm xấu người khác bằng hình thức viết, khác với vu khống là cách thức làm xấu người khác bằng hình thức lời nói. (Libel is the written act of defamation, vs. slander, the oral act of defamation) Hành vi phỉ báng là bày tỏ lời nói bằng cách viết, hoặc bản in, hoặc tranh vẽ nhằm ý đồ triệt hạ người khác một cách bất chính và công khai hoặc là dùng bản in hoặc tranh vẽ nhằm làm tổn hại thanh danh của người khác. (A written, printed, or pictorial statement that unjustly defames someone publicly or use of print or pictures to harm someone's reputation).

Chiếu theo luật pháp, hành vi được gọi là “libel” phải được thể hiện bằng chữ viết hoặc bằng hình thức nào đó mà người ta có thể nhìn thấy được, chẳng hạn một bài báo hoặc một bức hình và phải gây thiệt hại cho thanh danh của người khác, hoặc tổn hại cho công việc làm ăn buôn bán của người ta dưới bất cứ khía cạnh nào đó để Tòa án có cơ sở  ban hành phán quyết vụ án được công bằng. (The act of libel, according to the law, has to be in written or visual form such as an article or photograph and has to somehow damage the reputation of a person or business in some way where the courts are the natural place to resolve the claims).

Trong một vụ kiện vu khống hoặc phỉ báng, điều khó khăn nhất là phải chứng tỏ được ý định của bị đơn. Nếu có đầy đủ chứng cớ xác định bị đơn có ý định hãm hại mình rõ ràng thì vụ kiện đó có nhiều cơ hội thành công.

(In a libel case, the hardest part is trying to interpret the intent of the defendant. If someone's intent was clearly malicious, then a libel case has a good chance of succeeding). Cách thức bào chữa tốt nhất trong một vụ kiện “phỉ báng” là bị đơn chứng minh sự kiện bị cho là vu khống, phỉ báng là đúng “sự thật”, đó là yếu tố quyết định để bác bỏ vụ kiện vu khống, phỉ báng. Ý niệm về “sự thật”(truth) thì khác hẳn với ý niệm về “sự kiện hoặc dữ kiện”(fact), vì thế, điều quan trọng là cần phải tham khảo với một vị luật sư để được hiểu rõ ràng cụ thể hơn.

(The best defense in any libel case is "truth" as this element is thought to be something that mutual excludes libel. The concept of "truth" is different from "fact" so it is important to consult and attorney for the specifics).

Public Figures (Người của quần chúng – Nhân vật xã hội)

Từ ngữ “Public Figure” trong tiếng Anh dùng để chỉ một cá nhân có tiếng tăm, được nhiều người biết đến, có thể là vì họ đã có một thời gian dài hoạt động trong các lãnh vực về chính trị, văn hóa, nghệ thuật, … mà chúng ta có thể tạm dịch là người của quần chúng, người của xã hội. Tuy nhiên, trong đời sống xã hội, có những người cũng cũng được gọi là nổi tiếng, nhưng là một cá nhân nổi tiếng bất đắc dĩ, mà tiếng Anh gọi là “Involuntary Public Figure”, chẳng hạn những nhân vật trong vụ án tình, vụ tiết lộ những bí mật trong hoạt động bang giao quốc tế của Hoa Kỳ và các nước khác của chủ trang Web Wikileaks là ông Julian Assange.

Theo tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa kỳ đã được Tối cao pháp viện tạo lập bắt nguồn từ một vụ kiện xảy ra vào năm 1964,  trong đó, một nhân vật có tiếng tăm đã nộp đơn kiện với lý do là bị phỉ báng, vì là một nhân vật có tiếng tăm trong xã hội, ông ta phải chứng minh thêm một yếu tố nữa là bị đơn đã có lời nói vu khống, phỉ báng với “ác ý”.  (Under the First Amendment of the United States Constitution, as set forth by the U.S. Supreme Court in the 1964 Case, New York Times v Sullivan, where a public figure attempts to bring an action for defamation, the public figure must prove an additional element:  that the statement was made with "actual malice)".

Để giải thích cho rõ hơn thì điều đó có nghĩa là người nói lời vu khống, phỉ báng, mạ lỵ đó phải biết rõ là mình nói những điều không đúng sự thật, hoặc vì sơ xuất mà không cần biết lời mình nói đó đúng hay sai. (In translation, that means that the person making the statement knew the statement to be false, or issued the statement with reckless disregard as to its truth (knowledge of falsity or reckless disregard of whether a statement is true or false) Đó là lý do trong vụ Al Hoàng (Ls Hoàng Duy Hùng),  kiện người cao niên hưởng tiền già SSI là cố văn sĩ An phong Nguyễn Văn Diễn, vì ông Al Hoàng là một public figure nên Tòa Phúc thẩm Houston buộc nguyên đơn Al Hoàng phải chứng minh là bị đơn Nguyễn Văn Diễn đã hành xử với ác ý (Actual malice), nhưng ông Al Hoàng đã không chứng minh được, vì vậy, đã bị thua kiện tại Tòa Phúc thẩm.

Tóm tắt vụ kiện diễn tiến như sau :

Nguyen sent an email to Hoang as well as other “friends and colleagues.” The original is written in Vietnamese, but the relevant passages translate as follows: Bị đơn Nguyễn Văn Diễn đã gửi Email cho nguyên đơn Hoàng Duy Hùng và thân hữu. Bản chính Email được viết bằng Việt ngữ, nhưng đoạn chính được dịch như sau:  You collected from the people in California $100,000.00 to form a “Heavenly Peace Square” in Vietnam. Did you do it? If you did not do it, what did you do with that money? Ông đã quyên góp tiền bạc ở tiểu bang California ưuợc 100,000 Mỹ kim để tổ chức một Thiên An môn tại Việt Nam. Ông đã thực hiện được việc đó chưa? Nếu chưa làm, ông đã làm gì với số tiển đó?

You received $5,000.00 from Ly Tong’s Legal Fund to go to Thailand to advocate for him. Did you do it? If you did not, what did you do with that money? Ông đã nhận số tiền 5000 Mỹ kim từ Qũy pháp lý yểm trợ cho vụ kiện Lý Tống ở Thái Lan để bào chữa cho ông ta. Ông có làm việc này không? Nếu không, ông đã làm gì với số tiền đó? If you do not refund these [sic] money, you are a fraudulent person who stole and robbed the money from the people. Nếu ông không hoàn trả số tiền đó thì ông là một kẻ gian lận vì đã ăn cắp tiền của đồng hương

You are in Houston. You stole the position as President of Vietnamese Writers PEN Abroad, Georgia Center.

Ông cư ngụ tại Houston, nhưng  lại  chiếm đoạt chức vụ Chủ tịch Hội Văn bút Việt Nam hải ngoại, Trung tâm Georgia (Tiểu bang Georgia).

Quan điểm của Tòa Thượng thẩm như sau :

Tại thỉnh cầu thứ tư, ông Nguyễn văn Diễn cho rằng Toà Sơ thẩm đã sai lầm trong việc xác định ông  có hành vi ác ý thực sự, nhưng Toà lại không có chứng cớ nào xác đáng  và có khả năng thuyết phục để chứng minh ông đã  thực sự hành động vì ác ý  Amendment requires actual malice to be proven by clear and convincing evidence, which means evidence that supports a firm conviction that the fact to be proved is true. Tu chính luật đòi hỏi hành vi được gọi là thực sự có ác ý  phải được chứng minh một cách rõ ràng và  chứng cớ được viện dẫn phải có sức thuyết phục làm cho người ta tin tưởng mãnh liệt rằng sự kiện được viện dẫn là đúng sự thật.

A showing of “actual malice” in a defamation suit requires proof that the defendant made a statement with knowledge that it was false or with reckless disregard of whether it was true. Việc biểu lộ ý chí  “thực sự có ác ý” hoặc ”có ý định phạm tội” trong một vụ kiện mạ lỵ buộc nguyên đơn phải  chứng minh cụ thể  là bị đơn đã hành xử với nhận  thức họ biết rõ rằng điều đó  là sự kiện không đúng sự thật, hoặc do thiếu thận trọng mà  quên mất  sự kiện đó có đúng là  sự thật hay không.

Nguyen testified that he did not intend to “hurt Mr. Hoang in any way” by writing his email. Bị đơn Nguyễn Văn Diễn xác nhận rằng ông không có ý định sử  dụng Email nhằm mục đích “ làm tổn thương Ls. Hoàng Duy Hùng về bất cứ  phương diện gì”.                       

Phán quyết của Tòa Thượng thẩm như sau :

We reverse the trial court’s judgment. We render judgment in favor of Nguyen. Toà tuyên phán hủy bỏ bản án của Toà Sơ thẩm và phán rằng Toà chấp nhận thỉnh cầu của bị đơn Nguyễn Văn Diễn.

                                          Opinion (Ý kiến)

Hầu hết các án lệ đều công nhận “ý kiến” là một cách bào chữa hợp lý. Ý kiến của một người phải được hoàn toàn tách ra khỏi sự xác lập của dữ kiện. (Most jurisdictions also recognize "opinion" as a logical defense. A person's opinion has to be clearly separated from the assertion of fact). Một khía cạnh khác cũng không kém phần quan trọng của vấn đề phỉ báng, mạ lỵ, vu khống là sự khác biệt giữa sự kiện và ý kiến. (Another important aspect of defamation is the difference between fact and opinion).

Những trường hợp vu khống hoặc mạ lỵ hoặc phỉ báng bằng lời nói được diễn đạt ra trong dạng của những “dữ kiện” thì thường là có đầy đủ những lý do để bị kiện. Những lời nói chỉ thể hiện ý kiến hoặc chỉ thuần túy là ý kiến thì không đủ lý do để đi kiện. (Statements made as "facts" are frequently actionable defamation. Statements of opinion or pure opinion are not actionable). Trong những vụ kiện về phỉ báng, mạ lỵ, vu khống, Tòa án phân biệt lời nói của bị đơn khi nói xấu người khác thuộc dạng “lời nói khẳng định” (staments of fact) hay đó chỉ là một lời nói bày tỏ ý kiến (statements of opinion).

Thí dụ: Khi người ta nói rằng “ She’s the highest-paid actress in the movie”  nghĩa là “ Cô ta là một nữ minh tinh màn bạc được trả lương cao nhất” thì đây là dạng “lời nói khẳng định” (statements of fact). Muốn biết lời nói này có đúng hay không, người ta cần phải căn cứ vào các dữ kiện khác, chẳng hạn, đối chiếu các chi phiếu trả tiền cho cô ta, xem các bản hợp đồng của cô ký kết với các công ty điện ảnh, dựa trên các dữ kiện này, người ta mới biết rõ có đúng thật hay không. Do đó, câu nói thuộc dạng statements of fact có thể đúng và cũng có thể không đúng, nhưng đó là loại câu nói mà Tòa án có thể tìm hiểu một cách dễ dàng để xác định “đúng” và “sai”, căn cứ vào những dữ kiện (fact) là chi phiếu trả tiền (pay check) và  hợp đồng (contract).

Khi một người nói “She’s the prettiest actress in the movie” nghĩa là “Cô ấy là nữ minh tinh màn bạc xinh đẹp nhất”, câu này thuộc dạng lời nói bày tỏ ý kiến (statements of opinion).  Câu nói thuộc loại này thường gây tranh luận, người thì thấy cô ta xinh đẹp, người khác thì lại thấy cô ta không xinh đẹp, chỉ hấp dẫn (hot) mà thôi, người thì nói cô ấy xấu, như câu nói của dân Việt “xấu đẹp tùy người đối diện”, nên câu nói thuộc dạng statements of opinion khó phán đoán ai đúng ai sai. 

Để có thể thắng trong vụ kiện đòi bối thường thiệt hại trong một vụ bị vu khống, nguyên đơn phải: Trước hết chứng minh những lời nói của bị đơn là những lời nói khẳng định, hoặc là những lời nói khẳng định và có cả lời nói diễn tả ý kiến lẫn lộn trong đó. Thứ hai, phải chứng minh những lời nói đó là không đúng sự thật  (To win damages in a libel case, the plaintiff must: First show that the statements were "statements of fact or mixed statements of opinion and fact". And second that these statements were false).

Trái lại, cách bào chữa điển hình trong một vụ kiện vu khống, phỉ báng, mạ lỵ là lèo lái cách chứng minh những lời nói đó chỉ là sự chia sẻ ý kiến mà thôi. Một trong những trình tự xét xử quan trọng để phân biệt có phải lời nói đó thuộc dạng dữ kiện hay không, hoặc nếu chỉ là ý kiến thì có thể chứng minh trước Toà là lời nói đó là sự thật hay là không. (Conversely, a typical defense to defamation is that the statements are opinion. One of the major tests to distinguish whether a statement is fact or opinion is whether the statement can be proved true or false in a court of law).

Trong những vụ kiện, hình sự, hộ sự hoặc thương sự..., chỉ một tình tiết nhỏ, một dữ kiện  mới (fact) được tìm ra, cũng có thể làm thay đổi hẳn cục diện vụ kiện, như câu tục dao pháp lý “Modica enim circumstantiae varietas, totum plerumque jus immutat”  nghĩa là “Sự thay đổi một chút về hoàn cảnh, thường thường cũng làm thay đổi tất cà các khoản luật áp dụng” hay nói một cách dễ hiểu hơn là  “Thay đổi một chi tiết nhỏ về sự kiện, thông thường cũng làm thay đổi hẳn giải pháp pháp lý”.

Nếu lời nói có thể chứng minh được là có thật hoặc không đúng sự thật, thì  vụ kiện sẽ được xét xử bởi một bồi thẩm đoàn để quyết định lời nói là có thật hay là không. (If the statement can be proved true or false, then, on that basis, the case will be heard by a jury to determine whether it is true or false).

Nếu lời nói không thể chứng minh là có thật hoặc không đúng sự thật, Tòa án sẽ xếp bỏ hồ sơ mà không cần phải chuyển cho bồi thẩm đoàn nghiên cứu những dữ kiện có trong hồ sơ vụ kiện. (If the statement cannot be proved true or false, the court may dismiss the libel case without it ever going to a jury to find facts in the case).