Home CĐ Singleton

Chương 9 - Chính Khí Ca 1986 PDF Print E-mail
Tác Giả: Phạm Kim Vinh   
Thứ Hai, 05 Tháng 10 Năm 2009 13:59

 

Những năm tạm trú tại xứ người tại tiểu bang California để lại trong trí nhớ chúng tôi một hình ảnh thật khó quên, vì hình ảnh ấy chứa đựng rất nhiều ý nghĩa đối với những ngừơi tỵ nạn VN nào còn thấy xúc động, thấy hân hoan mỗi khi được gặp một người Việt khác. Vào mùa đông, dưới tiết trời lạnh giá, lúc ấy chưa tới 6 giờ sáng, chúng tôi nhiều lần gặp một bà mẹ Việt Nam đã cao niên một mình lủi thủi đi bộ trên một lề đường phố của thị trấn Costa Mesa. Tiếng dép của bà cụ nghe rất rõ trong buổi sáng yên lặng, lúc mọi người còn đang ngủ say sưa. Y phục của bà cụ làm cho chúng tôi nhận ra ngay được rằng bà cụ là người Việt, đặc biệt là chiếc khăn vuông đen chụp trên đầu. Vào giờ vắng vẻ và lạnh lẽo ấy, chỉ có việc thiêng liêng là tới nhà thờ thì mới có thể kéo được một bà mẹ Việt già nua ra khỏi sự ấm cúng của gia đình. Cũng vào giớ ấy, tại nhiều nơi trên đất Mỷ, có nhiều bà mẹ Việt khác cũng đang lùi lũi đi bộ trong buổi sáng vắng vẻ để tới nhà thờ. Các bà mẹ này muốn dành thời giờ tốt đẹp nhất trong ngày cho việc thờ phượng của họ. Đó là hình ảnh của Đức Tin theo truyền thống của Việt Nam, hình ảnh những bà mẹ Việt Nam hiền hòa muôn đời. Tại San Jose, chúng ta có cả trăm bà mẹ Việt hiền hòa như thế.

Chính vì hiền hòa như thế nên đời quen gọi những người dân Việt ấy là “thấp cổ bé miệng”, một quan niệm sai lầm về sức chịu đựng của người dân Việt Nam, và từ quan niệm sai lầm ấy đưa tới sự coi thường ý chí bất khuất tiềm ẩn trong lòng mỗi người dân Việt. Cái bề ngoài rất hiền hòa của người dân Việt để làm cho những người thuộc các nền văn minh khác tin rằng muốn ăn hiếp hoặc bắt chẹt những người dân VN thì thật là dễ dàng.

Đám thực dân đội lốt tôn giáo tại San Jose chắc chắn đã tự hào “hiểu rất rõ tâm lý và triết lý sống của người Việt” cho nên mới hăng hái dùng mọi hình thức bạo lực để mưu diệt cuộc tự vệ văn hóa của người Việt. Bây giờ, hai năm sau khi đám thực dân ấy dùng mọi thủ đọan thấp hèn nhất, mọi khí giới độc hại nhất mà cuộc tự vệ văn hóa kia lại càng ngày càng hiên ngang, chính nghĩa ngày càng sáng ngời thì người ta có thể tới một kết luận tạm là những người dân Việt hiền hòa, nhất là những bà mẹ Việt vô cùng hiền lành, với vẻ bề ngoài rất chịu đựng, đã tặng cho bọn thực dân bài học rất thấm thía về sự đối xử với người Việt, mặc dầu những người Việt này ở trong một tình thế rõ rệt là bất lợi: không lãnh thổ, không có chính phủ, kinh tế rất thấp kém, và hòan toàn lệ thuợc luật pháp xứ người. Những người Việt “thấp cổ bé miệng” kia đã gửi bọn thực dân đội lốt tôn giáo một thông điệp không “thấp cổ bé miệng” chút nào: từ nay, mỗi khi lăm le dùng tôn giáo bắt chẹt người tỵ nạn VN để ép họ phải chối bỏ nguồn gốc của họ, dùng tôn giáo để làm bình phong nhục mạ hai chữ Việt Nam thì sẽ chỉ tự chuộc lấy thất bại và nhục nhã.

Phản ứng tự vệ chính đáng của những ngưới dân tỵ nạn VN hiền lành này đã đi xa hơn sự dự đóan của phe đàn áp tại San Jose. Hãy đọc nhận định về kết quả sơ khởi của cuộc tự vệ văn hóa ấy, qua lời linh mục Chánh Sở Mỹ tại nhà thờ Chánh Tòa San Jose ngày 7 tháng 4 năm 1987, trong lễ Truyền Dầu: “Cứ nhìn cảnh sát bao vây nhà thờ, bao vây Thánh Lễ, tràn ngập phòng thay áo là tôi thấy khó chịu. Chúa ngày xưa có bao giờ dùng đến cảnh sát hay quyền thế để đàn áp dân của Ngài đâu? Bởi vậy, việc làm của người Công giáo VN là một tấm gương sáng cho giáo dân Mỹ thấy sự đạo đức, sự hy sinh và lòng sốt sắng của họ đối với Giáo Hội, muốn giúp Giáo Hội sửa sai những khuyết điểm cần phải sửa đổi của một Địa Phận”.

Từ miệng một linh mục ngoại quốc, nhận xét trên đây không thể được coi nhẹ. Và chính nghĩa của giáo dân VN tại San Jose trong cuộc tự vệ này phải có sức mạnh tuyệt đối thuyết phục cho nên vị linh mục sáng suốt kia mới tôn vinh hành động cao quý của giáo dân VN mà Ngài coi là có tính chất gương mẫu cho giáo dân Mỹ.

“Những người Công giáo đang sinh họat tại nơi đó đã thực thi những chương trình xây dựng về văn hóa, xã hội và tôn giáo thì lấy căn bản nào mà Tòa Giám Mục lại muốn trục xuất những ngừơi dân ngay lành, thấp cổ bé miệng đó? Nếu họ có tội với vị Giám Mục của họ thì đó là vì họ đã dám làm những điều quá tốt đẹp và quá đạo đức mà thôi”. Đó là lời của luật sư Alan May nói tại phiên tòa ngày 3 tháng 4 năm 1987, phiên tòa từ đây mang tính chất lịch sử cho mọi người Công giáo trên thế giới.

Một luật sư khác là Herold Sullivan tôn vinh những khía cạnh khác trong phản ứng tự vệ văn hóa của người Công giáo VN tại San Jose: “Còn có tên là Họ Đạo Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo, Trung Tâm Công Giáo VN là một cơ sở được người Công giáo VN tậu mãi từ năm năm nay, nâng niu như một báu vật, một biểu tượng quê hương Việt Nam trên đất Mỹ. Hàng ngày, hàng đêm, hàng tuần, người VN đến đó, không phải chỉ để cầu nguyện không thôi, mà còn để trao đổi tin tức, an ủi, giúp đỡ lẫn nhau, học hỏi hướng về tương lai. Họ đã tranh đấu không ngừng, tranh đấu suốt 12 năm nay kể từ khi bỏ nước ra đi vì cộng sản tham tàn, và ngày hôm nay, họ đã có được cái biểu tượng cho quê hương họ. Thế nhưng ở đây, Tòa Giám Mục đã muốn xô đẩy họ ra khỏi cái cơ sở mà họ đã xây dựng bằng mồ hôi và nước mắt, bằng sự kiên nhẫn và tinh thần phấn đấu. Họ sẽ đau khổ đến mức nào, nếu người ta qưên đi tiếng nói của lương tâm, của bác ái và của công bằng”.

Cũng không thể coi thường sức mạnh trong các lập luận đanh thép nhưng vẫn chứa đầy tinh nhân loại trong lý đóan của hai luật sư Alan May va Herold Sullivan. Nhưng một khía cạnh dường như chưa thấy được bàn luận trong phiên xử ấy là sự thiếu vắng một thứ luật để xét xử trong vụ án đàn áp tôn giáo và cũng là vụ án “vừa đánh trống, vừa ăn cướp” này. Sẽ không bao giờ nhân loại có nổi một thứ luật để kết án những người tranh đấu cho nhân phẩm, cho danh dự của xứ sở, của dân tộc, và của văn hóa truyền thống lâu đời của họ.

Nói về hệ thống lãnh đạo tinh thần thì đã có cơ quan cao nhất là Tòa Thánh La Mã để xét xử vụ này, nhưng cho tới nay, chính cơ quan tối cao ấy cũng rất lúng túng, vì lẽ giản dị là ngay cả cơ quan ấy cũng không thể tìm được căn bản nào buộc tội những ngừơi Công giáo của phía Chính Nghĩa. Ngay từ đầu, Tòa Thánh hẳn đã sáng suốt nhìn ra thực chất của cuộc tranh đấu cho nên không thể áp đặt bất cứ một biện pháp nào để buộc phía Chính Nghĩa phải chịu thua. Tiếc rằng Tòa Thánh chỉ sáng suốt được có đến đấy thôi!

Chánh án Foley đã hiểu rằng bản án trong vụ xử “cha kiện con” này sẽ có âm hưởng sâu rộng đi xa hơn biên giới của nứơc Mỹ. Ở trên, chúng tôi đã trích dẫn lời một linh mục Mỹ rằng người Công giáo VN tại San Jose đã nêu gương cho người Công giáo Mỹ. Trong bản án ngày 3-4-1987, chánh án Foley đã mặc nhiên nói cho thế giới bên ngoài biết rằng thắng lợi của phía Chính Nghĩa cũng là thắng lợi của Công Lý Mỹ. Từ bản án, chánh án Foley đã tạo ra một án lệ cao quý để nhắc nhở mọi người rằng trong vấn đề “người xử tội người”, không thể nào kết án một khối chủng tộc chỉ vì khối người ấy tha thiết và cương quyết gìn giữ nguồn gốc cũng như danh dự của quê hương họ. Những người Công giáo VN hiền lành, “thấp cổ bé miệng” đã thật sự rửa mặt cho nước Mỹ và cho dân tộc Mỹ “cao cổ và lớn miệng”.

Viết về tầm mức ảnh hưởng cuộc tự vệ văn hóa chính đáng này, những điều trên đây chỉ mới nói được tầm mức ấy ở cấp bộ địa phương. Hãy nhìn vào chuyến thăm Hoa Kỳ vào tháng 9, 1987 của Đức Giáo Hòang Phaolô II. Ở mỗi nơi Đức Giáo Hoàng tới đều có sự hiện diện rất cụ thể, rất rõ rệt của người Công giáo VN tỵ nạn tại Mỹ. Tại hầu hết các nơi đó, ĐGH đã trực tiếp gặp gỡ và hỏi chuyện người Công giáo VN. Cử chỉ ưu ái đầy tình nhân loại ấy là sự nối tiếp không thể tránh được của lời nhăn nhủ mà Ngài đã gửi người tỵ nạn VN ngay khi Ngài đặt chân tới thánh phố Miami. Chúng tôi tin rằng lời nhắn nhủ này, cử chỉ ưu ái này tiếp theo nhiều tháng đầy biến cố đáng buồn tại San Jose sẽ nhắc nhở những ai lăm le dùng tôn giáo bắt chẹt giáo dân VN tại Mỹ phải e dè rất nhiều, trước khi đi vào vết xe hủ lậu và độc ác của phe đàn áp trong vụ này.

Tác dụng cao nhất, và đáng kể nhất, theo cách nhìn trần tục của chúng tôi, một kẻ theo tôn giáo khác, là sự chọn lựa có tính chất cách mạng của người Công giáo VN trong cuộc chiến đấu thiêng liêng này. Hãy nhìn về phía xứ Ba Tư đáng thương bây giờ. Như đã viết ở phần đầu của bài này, một phần quan trọng của nhân loại đang đau khổ vì những kẻ lợi dụng tôn giáo để thực hiện tham vọng cá nhân thấp hèn, điển hình là tham vọng của tên cuồng tín và mù quáng Khomeiny. Tuy tự biết sẽ không còn sống được bao lâu nữa, nhưng tên ấy vẫn cố bám lấy cái cuồng vọng là sẽ trở thành người lãnh đạo khối Hồi giáo trên thế giới. Từ tám năm nay, hắn đã dùng thứ kỷ luật sát máu kiểu thời Trung Cổ, độc ác không thua gì sự độc ác của tên cầm quyền cộng sản, và dưới nhiều khía cạnh khác, còn độc ác hơn cả cộng sản nữa, để đưa hàng trăm ngàn thiếu niên Ba Tư vào các cuộc xung phong “biển người” mưu chiến với Irak. Ở trong nứơc, tên Khomeiny cũng dùng chiêu bài tôn giáo để ép người dân vào một thứ kỷ luật man rợ, không đếm xỉa đến sự chọn lựa tối thiểu của người dân về một đời sống trong nhân phẩm.

Trên phương diện tinh nhân loại phổ quát, chúng ta xót thương cho thân phận người dân Ba Tư, nhất là thân phận giới trẻ xứ ấy, trong lúc này. Nhưng nếu nhìn vấn đề một cách thiết thực thì sự xót thương ấy có phần đặt không đúng chỗ. Kẻ dám tự coi là Thánh Sống đã tự ban cho cái quyền của Tạo Hóa, để quyết định ai sẽ được sống, ai phải chết trong xứ Ba Tư, thế mà không thấy có sự nổi dậy ào ạt để loại tên sát máu và điên khùng ấy ra khỏi cuộc sống của họ, thì sự thụ động và khiếp nhược ấy không đáng được thế giới bên ngoài tội nghiệp.

Hôm nay, tôn giáo nào trên thế giới cũng đều có những kẻ lạm dụng chiếcáo tu hành để làm bậy. Một số thí dụ đã được chúng tôi nêu ở phần đầu của sách này. Trong khi nhân loại luôn luôn bầy tỏ khát vọng thực hiện các quyền căn bản và tối thiểu của con người thì lại có rất it chủng tộc chịu dấn thân tự giải thoát mình ra khỏi sự lạm dụng tội lỗi của một số kẻ đội lốt tu hành.

Từ nhiều năm nay, nhân loại chỉ có thói quen nghĩ đến các quốc trưởng, các chính trị gia, các tướng lãnh, các đại sứ trong tòa nhà Liên Hiệp Quốc mỗi khi họ muốn nói tới các con người phi thường của Nhân Loại. Những người tỵ nạn VN từ năm 1975 cho tới nay đã nhắc nhở nhân loại rằng sự định giá con người theo cách ấy đã rất thiếu sót. Hàng chục ngàn đồng bào ta thà chịu chết trên biển cả còn hơn ở lại tiếp tục sống dưới ách bạo tàn của cộng sản là một hành động không phải dân tộc nào cũng dám làm. Nhưng chưa thấy tổ chức Liên Hiệp Quốc tôn vinh sự can đảm rất hiếm có ấy. Bây giờ, lại tới hành động can đảm phi thường của giao dân Chính Nghĩa. Hãy nhìn con đường họ đi từ năm 1975 tại xứ người. Hãy đọc lại các bản tin và tường trình để hiểu rõ đức kiên nhẫn và sức chịu đựng của họ, cũng như sự tha thiết của họ khi nhất quyết xây dựng một Giáo Xứ trong tinh thần Việt Nam cho người Công giao Việt Nam. Mặc dầu họ biết trứơc sẽ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, nhưng điều khó khăn ít được họ ngờ tới nhất lại đến từ phía những kẻ đáng lẽ phải là những người giúp đỡ họ trong công cuộc cao cả ấy!

Những ngừơi Công giáo “thấp cổ bé miệng” này đã chọn lựa con đừơng sáng súôt để thực hiện mục tiêu thiêng liêng của họ: can đảm vùng dậy, chấp nhận mọi thử thách vật chất và tinh thần để xây dựng bằng được một giáo đường Việt Nam, để truyền lại cho các thế hệ sau cái tinh thần Việt dầu phải lưu vong tại bất cứ chân trời nào, và nêu gương cho nhân loại thấy sự giữ gìn nguồn gốc là điều cao quý như thế nào.

Trong sự chọn lựa ấy, chúng tôi cúi đầu kính phục những ngừơi Công giáo bình dân chất phát của dân tộc ta, khi các vị ấy thẳng thắn và can đảm phá vỡ bức tường ngu dân ngụy trang dưới chiêu bài “bảo vệ Đức Tin” mà người ta dùng để bao vây họ từ nhiều năm nay. Những ngừơi bình dân ấy đang thực sự bảo vệ danh dự và uy tín cho Giáo Hội Công Giáo Thế Giới, vì nếu không có hành động can đảm của họ thì chừng nào, thế giới bên ngoài mới được biết rằng có những kẻ mang áo tu hành àm lại ngang nhiên phạm vào những tội độc ác văn hóa không tưởng tượng nổi nơi một xã hội tự nhận là văn minh vượt bậc? Những người bình dân ấy đã làm nổi bật một sự kiện đáng buồn mà trước đây, cố học giả Trần Trọng Kim đã nói tới qua nhận xét ảm đảm của cụ: “Nước ta khoa bảng thì nhiều, nhưng trí thức thì như lá mùa thu”. Những người bình dân này không có bằng cấp to, cũng không được đời nể trọng, nhưng về sự sáng suốt, về lòng can đảm và về lòng yêu nứơc, nhất là về sự cương quyết biểu lộ khí phách làm người Việt, thì họ đáng là thầy của đám trí thức khoa bảng, luôn luôn cúi mặt trốn tránh những công cuộc khó khăn chỉ vì sợ khó, sợ thua, sợ thiệt!

Chúng tôi kính phục những người trí thức khoa bảng trong phía Chính Nghĩa, vì các vị ấy đã cứu vãn danh dự và uy tín cho giới “hiểu rộng biết nhiều” trong hàng ngũ Việt lưu vong.

Cả hai thành phần vừa nói đều đã nêu gương cho những người Công giáo trên thế giới về một điều vô cùng quan trọng: nếu thật lòng múôn bảo vệ danh dự và uy tín cho Giáo Hội Công Giáo Thế Giới thì mỗi khi có kẻ đội lốt tôn giáo làm bậy, mỗi người Công giáo đều phải tự cảm thấy có bổn phận vạch mặt chỉ tên những kẻ ấy để loại trừ chúng ra khỏi Giáo Hội.

Riêng đối với những ngừơi Công giáo VN đang lưu lạc trên thế giới, hành động can đảm và sáng súôt của phía Chính Nghĩa đã mở một chân trời mới. Từ đây, những kẻ nào mang áo tu hành mà trước đây đã lạm dụng tôn giáo để làm bậy, và nay còn muốn tiếp tục con đường tội lỗi ấy thì chắc chắn sẽ phải suy nghĩ vài chục lần trước khi múôn tái phạm tội lỗi. Tầm mức ảnh hưởng cuộc chiến đấu cho danh dự ngừơi Việt tại San Jose quả thật đã vượt ra khỏi lãnh vực tôn giáo, vượt khỏi sự ngăn chặn của mọi thứ rào cản, dầu là rào cản bằng kẽm gai của biên giới quốc gia, hay đó là rào tinh thần mà những kẻ đang bám lấy tôn giáo để mưu đồ thủ lợi riêng tư đã dựng lên...

Một người Công giáo VN ngụ tại miền Đông Bắc Hoa Kỳ trước đây đã tôn vinh phía Chính Nghĩa bằng những lời này: “...Giờ đây, trong bến bờ tự do này, những ngừơi Công giáo Việt Nam đã khởi đầu một bứơc đi cho khắp Hoa Kỳ và Thế Giới... Xin cúi đầu ngưỡng mộ những người đi làm lịch sử tại San Jose, xin ngưỡng mộ những ngừơi con yêu dấu của Giáo Hội Mẹ tại Hải Ngoại”.

Chúng tôi xin mạn phép nối tiếp lời tôn vinh ấy bằng những lời sau đây: “Xin cúi đầu tôn vinh những người đang làm cách mạng tại San Jose. Quý vị đã viết thành bản Chính Khí Ca cho người Việt lưu vong trên thế giới. Đối với nhân loại, quý vị đã đi tiền phong trong công cuộc giải phóng con người khỏi sự thao túng của những tên đội lốt tôn giáo đã và đang bắt chẹt đức tin nơi con người để nô lệ hóa con người bằng tôn giáo.”

Trở về MỤC LỤC   *   HẾT

LAST_UPDATED2