Thảm nạn Rohingya : Tòa Hình sự Quốc tế thụ lý điều tra tội ác
- Thứ Bảy, 16 tháng Mười Một năm 2019 00:08
- Tác Giả: Tú Anh
Người Rohingya cầu nguyện đánh dấu hai năm rời Miến Điện sang tị nạn tại Bangladesh, trại Kutupalong ở Cox's Bazar, ngày 25/08/2019.
REUTERS/Rafiqur Rahman
Tòa Hình sự Quốc tế CPI ở La Haye, Hà Lan, bật đèn xanh tiến hành điều tra về các hành vi bạo lực đàn áp sắc dân thiểu số Rohingya tại Miến Điện.
Năm 2017, gần 750.000 nạn nhân chạy qua Bangladesh tị nạn.
Hồi đầu tuần, Gambia, với sự ủy nhiệm của 57 quốc gia Hồi Giáo, đệ đơn kiện Miến Điện.
Theo AFP, thứ Năm 14/11/2019, các thẩm phán của Tòa Hình sự Quốc tế, đặc trách xem xét các vụ phạm tội ác khủng khiếp trên thế giới, cho phép công tố viên Fatou Bensouda, một luật gia giàu kinh nghiệm, điều tra về nguyên nhân làm cho sắc dân thiểu số theo đạo Hồi phải bỏ làng đi tị nạn.
Vào tháng 8/2017, quân đội Miến Điện mở chiến dịch trả đũa nhóm du kích Hồi giáo tấn công vào một số đồn biên giới.
Bị quân đội chính phủ và dân quân Phật tử đàn áp, từng đoàn người Rohingya bỏ làng chạy qua Bangladesh lánh nạn, sống chen chúc nhau trong các trại tạm cư do Liên Hiệp Quốc và các tổ chức thiện nguyện quản lý.
Theo nữ công tố viên Fatou Bensouda, đèn xanh của Tòa CPI là tín hiệu khích lệ đối với nạn nhân bị áp bức.
Bà cam kết sẽ tiến hành một cuộc điều tra một cách khách quan và độc lập cho đến khi sự thật được phơi bày.
Hai đơn kiện cùng lúc
Quyết định của Tòa Hình sự Quốc tế được loan báo một tuần sau khi một đơn kiện tương tự được đệ trình một Tòa án ở Buenos Aires, thủ đô Achentina, nhân danh công lý phổ quát, không biên giới .
Đơn kiện chống các hành vi bạo lực, tra tấn, cưỡng hiếp mà nạn nhân là người Rohingya, nhắm vào bà Aung San Suu Kyi, Nobel Hòa Bình 1991.
Với chức vụ « cố vấn nhà nước » Miến Điện, thần tượng của phong trào dân chủ ngày trước, có thẩm quyền của một thủ tướng chính phủ.
Thẩm phán Maria Servini có kinh nghiệm thụ lý hai hồ sơ lớn : tội ác trong thời nội chiến tại Tây Ban Nha (1936-1939) và trong chế độ độc tài Franco từ năm 1939 đến 1975.
Tin mới
- Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngưng phô trương sức mạnh ở Biển Đông - 18/11/2019 18:21
- Bình Nhưỡng đặt điều kiện "có qua có lại" để họp thượng đỉnh Mỹ - Bắc Triều Tiên - 18/11/2019 17:40
- Bộ Quốc Phòng Trung Quốc : Cấp thiết chấm dứt bạo lực ở Hồng Kông - 18/11/2019 16:33
- Bầu cử địa phương Hồng Kông ngày 24/11: 70% dân phản đối hoãn - 17/11/2019 22:30
- Dư luận viên Trung Quốc ''mượn'' trang khiêu dâm chống biểu tình Hồng Kông - 17/11/2019 20:29
- Khủng hoảng Bolivia: Chính quyền Cuba hồi hương bác sĩ - 17/11/2019 20:03
- Một năm phong trào Áo Vàng: An ninh siết chặt tại Paris - 16/11/2019 19:40
- Bolivia : Quyền tổng thống đe dọa truy tố cựu tổng thống - 16/11/2019 19:23
- Roma: Đổi chai nước lấy một vé tầu điện miễn phí - 16/11/2019 18:50
- Hồng Kông: 7 trường Đại học kêu gọi chính quyền tìm ''giải pháp chính trị'' - 16/11/2019 15:56
Các tin khác
- Lãnh đạo tư pháp Hồng Kông bị người đòi dân chủ ''tấn công'' - 15/11/2019 23:41
- Kissinger: Xung đột Mỹ - Trung là thảm họa tệ hơn cả thế chiến - 15/11/2019 20:52
- Washington muốn Seoul chi trả thêm cho an ninh - 15/11/2019 18:39
- Một ủy ban LHQ tố cáo Bắc Triều Tiên vi phạm nhân quyền - 15/11/2019 18:24
- Vụ MH17: Thêm bằng chứng về quan hệ mật thiết giữa Nga và các nghi can - 15/11/2019 18:04
- Bolivia: Tân chính phủ đối thoại với đảng của cựu TT Morales - 15/11/2019 17:50
- Bánh burger "chay" ra mắt thực khách châu Âu - 15/11/2019 16:35
- Tập Cận Bình: Bạo loạn ở Hồng Kông có hại đến quy chế "một quốc gia hai chế độ" - 15/11/2019 16:20
- BRICS, thêm một lá bài để Trung Quốc thâu tóm thế giới - 14/11/2019 22:00
- Bolivia : Cựu tổng thống Evo Morales sẵn sàng về nước ‘làm dịu’ tình hình - 14/11/2019 21:45
Thời Gian - Thời Tiết
![]() ![]() |
Saigon - San Jose |