Paris thiếu chiến lược đối phó trước những thách thức từ Bắc Kinh
- Thứ Hai, 04 tháng Mười Một năm 2019 23:30
- Tác Giả: Minh Anh
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khó "cao giọng" với Trung Quốc trên các hồ sơ nhân quyền.
REUTERS/Regis Duvignau
Từ ngày 04/11 đến ngày 06/11/2019, tổng thống Pháp Emmanuel Macron công du Trung Quốc. Đây là lần thứ hai nguyên thủ Pháp đến thăm cường quốc châu Á hàng thứ hai trên thế giới.
Đâu là những thách thức chính mà nguyên thủ Pháp phải đối mặt ?
Làm thế nào khẳng định vị thế của Pháp trước những thách thức mà Trung Quốc đặt ra?
« Một chuyến thămtế nhị » là nhận định chung của giới quan sát.
Mối quan hệ giữa Paris và Bắc Kinh là bất cân xứng.
Do vậy, thương mại vẫn sẽ là ưu tiên số một do cán cân thâm thủng nghiêng về phía Pháp, lên đến gần 30 tỷ euro.
Đây sẽ là chủ đề nghị sự chính trong các cuộc trao đổi giữa hai nguyên thủ trong hai buổi dạ tiệc thứ Hai và thứ Ba.
Paris muốn Bắc Kinh mở cửa rộng hơn cho các nhà đầu tư Pháp và các mặt hàng nông sản của Pháp, hiện vẫn bị nhiều rào cản gây trở ngại.
Trong bối cảnh nước Mỹ của Donald Trump khai chiến thương mại với nhiều đối tác, mà cả Trung Quốc và Pháp đang phải đối phó, chính quyền Paris hy vọng có thể tìm được một tiếng nói chung nào đó với Bắc Kinh, cho phép tăng cường hơn nữa các trao đổi thương mại và đầu tư song phương.
Chỉ có điều, mở rộng hợp tác thương mại nhưng cũng phải bảo vệ các lợi ích cốt lõi của nước Pháp, đây mới chính là thách đố khó nhất cho chính quyền tổng thống Macron.
Chính phủ Pháp phải có lập trường như thế nào về việc bảo tồn di sản kinh tế Pháp trước làn sóng đầu tư Trung Quốc hay tình trạng dọ thám công nghiệp?
Paris liệu có nên để Hoa Vi chiếm giữ vai trò hàng đầu trong việc triển khai mạng 5G vào lúc tập đoàn này bị nghi ngờ hoạt động gián điệp cho chính quyền Bắc Kinh hay không?
Trong lĩnh vực đối ngoại và quốc phòng, nước Pháp vốn ủng hộ triệt để tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông, giờ phải làm gì trước các ý đồ chiếm hữu vùng không gian lãnh hải đó của Trung Quốc?
Paris phản ứng ra sao trước việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở châu Phi, một khu vực mà Pháp đi dọn đường để cho Trung Quốc đến làm ăn, theo như nhận định của một nhà ngoại giao?
Về điểm này giới chuyên gia đều có chung một nhận xét :
« Pháp thiếu một chiến lược rõ ràng », « không có một nền tảng, không có một cơ sở để xử lý các vấn đề »như nhận xét của ông Eric de la Maisonneuve, một cựu tướng lĩnh đã về hưu, tác giả tập sách « Những thách thức Trung Quốc ».
Nếu như chuyến đi Trung Quốc lần này là nhằm để « tái cân bằng quan hệ » như tuyên bố của điện Elysée, thì theo quan điểm của ông Jean-Vincent Brisset, giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế về Chiến lược (IRIS), Pháp không nên hy vọng có thể nói chuyện « ngang vai » với Trung Quốc.
Trong nhãn quan của Bắc Kinh, nước Pháp vẫn chỉ là một « chú lùn » tại châu Âu, thua xa cả Đức và Anh Quốc.
Cuối cùng, ông Jean-Maurice Ripert, cựu đại sứ Pháp tại Trung Quốc, khuyên rằng chiến lược của Pháp nên chú trọng đến hai yếu tố :
« Nếu xem Trung Quốc là đối tác quan trọng đương nhiên là Được, nhưng nếu xem Trung Quốc là bạn, là đồng minh thì Không nên ».
Bởi vì, Bắc Kinh có truyền thống phản đối mọi hình thức liên minh, và chủ trương « không liên kết ».
Và cũng vì là « chú lùn » châu Âu, nên Macron cũng khó mà « cao giọng » với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, khủng hoảng ở Hồng Kông, thân phận những người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương cũng như là số phận ông Mạnh Hoành Vĩ, cựu chủ tịch Interpol …
Vấn đề nhân quyền được xem như « hàng thứ yếu » !
Tin mới
- Mỹ chính thức từ bỏ Hiệp định Khí hậu : Nỗ lực quốc tế có nguy cơ đổ vỡ ? - 06/11/2019 21:49
- Iran bắt đầu bơm khí uranium vào cơ sở hạt nhân Fordow. - 06/11/2019 18:43
- Libya: Phát hiện đạn lạ cho thấy lính đánh thuê Nga tham chiến - 06/11/2019 18:24
- Berlin, 30 năm một cuộc cách mạng hòa bình - 06/11/2019 18:00
- Mua sắm ở Paris : 3 tỷ euro nhờ du khách - 06/11/2019 17:11
- Ủ phân bón compost: Dân Paris chống lãng phí và bảo vệ môi trường - 06/11/2019 16:44
- Ấn Độ rút khỏi RCEP vì “lợi ích quốc gia” - 05/11/2019 23:18
- Tổng thống Pháp Macron kêu gọi Tập Cận Bình mở rộng cửa thị trường - 05/11/2019 18:01
- Brexit: Chính phủ Anh bị tố cáo ém nhẹm báo cáo về vụ Nga can thiệp - 05/11/2019 16:59
- Tổng thống Pháp Macron công du Trung Quốc - 04/11/2019 23:47
Các tin khác
- Biểu tình Hồng Kông : Ba người nguy kịch - 04/11/2019 19:22
- Salvador và Venezuela cắt đứt quan hệ ngoại giao - 04/11/2019 16:39
- Thượng đỉnh ASEAN : Ấn Độ do dự về sáng kiến RCEP của Trung Quốc - 04/11/2019 01:31
- Biển Đông : Trung Quốc không vội thông qua Bộ Quy tắc Ứng xử COC - 04/11/2019 01:20
- Tổng thống Pháp gây sự cố ngoại giao với Bulgari - 04/11/2019 01:10
- Thượng Đỉnh ASEAN: Việt Nam cố nêu bật vụ Bắc Kinh xâm lấn Biển Đông - 04/11/2019 00:41
- Thượng Đỉnh ASEAN khai mạc: Hồ sơ thương mại nổi cộm - 03/11/2019 02:32
- Cảnh sát Anh: 39 thi thể trong xe tải đông lạnh là người Việt Nam - 03/11/2019 00:24
- Doanh nghiệp Việt Nam khẳng định vị trí tại ASEAN - 03/11/2019 00:03
- Hồng Kông: Người biểu tình tấn công trụ sở Tân Hoa Xã - 02/11/2019 23:47
Thời Gian - Thời Tiết
![]() ![]() |
Saigon - San Jose |