Iran kiên quyết không thả tàu dầu Anh
- Thứ Hai, 22 tháng Bảy năm 2019 18:17
- Tác Giả: Trọng Thành
Một video cho thấy một tàu Iran cặp sát chiếc tàu Anh hôm 19/07/2019.
Reuters
Căng thẳng gia tăng tại vùng Vịnh sau khi Teheran bắt giữ một tàu dầu Anh quốc, sau một vụ va chạm trên biển.
Hàng loạt lời kêu gọi từ phía châu Âu, cũng như các đe dọa từ phía Mỹ và Anh, đã không khiến Iran thay đổi quyết định.
Chính quyền Teheran hôm nay 21/07/2019 thông báo, số phận của chiếc tàu dầu phụ thuộc vào « thái độ hợp tác » của thủy thủ đoàn với các nhà điều tra.
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình bằng tiếng Anh của Nhà nước Iran Press TV, ông Allah-Morad Afifipour, lãnh đạo cơ quan phụ trách cảng và giao thông trên biển thuộc tỉnh Hormozgan, khẳng định « cuộc điều tra phụ thuộc vào sự hợp tác của thủy thủ đoàn (con tàu Stena Impero) và cũng vào khả năng các nhà điều tra tiếp cận với các bằng chứng cần thiết để làm rõ vụ việc ».
Người phụ trách Iran cho biết 23 thành viên thủy thủ đoàn (bao gồm 18 người Ấn Độ, ba người Nga, một người Philippines và một người Latvia) đều « khỏe mạnh ».
Trước đó, ông Afifipour cũng thông báo là tàu Anh Stena Impero « đã va chạm với một tàu đánh cá ».
Việc chính quyền Iran mở điều tra về « các nguyên nhân » xảy ra tai nạn là phù hợp với « luật pháp quốc tế ».
Lãnh đạo ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif cũng khẳng định là mọi hành động của phía Iran tại vùng Vịnh là nhằm để luật pháp quốc tế được tôn trọng.
Trong khi đó, đại sứ Iran tại Anh, Hamid Baeidinejad, đã hối thúc chính quyền Anh không để cho các thế lực chính trị nội bộ muốn căng thẳng leo thang giữa Luân Đôn và Teheran, khiến tình hình tồi tệ thêm.
Đại sứ Iran cũng cảnh báo là Teheran sẵn sàng « nhiều kịch bản » để đối phó.
Về phản ứng của Iran, chuyên gia Thierry Coville, Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp (Institut des relations Internationales et Stratégiques) nhận định :
« Cần phải hiểu rõ cội rễ của vấn đề. Về phía chính quyền Iran, sau khi Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định hạt nhân, Teheran tuân thủ thỏa thuận trong vòng một năm cho đến tháng 5/2019.
Nền kinh tế Iran bị Mỹ trừng phạt chịu tác hại trầm trọng với mức lạm phát 50%.
Người ta đưa ra con số 40% dân Iran sống dưới ngưỡng nghèo khó. Thuốc men thiếu thốn, xuất khẩu dầu mỏ sụt giảm mạnh.
Về mặt lô-gic, có thể thấy là chính quyền Iran sau một thời gian nhất định sẽ không thể chịu bó tay chờ đợi.
Chúng ta thấy Teheran bắt đầu phản ứng, nhưng trong trạng thái kiềm chế ».
Tin mới
- Anh muốn cùng châu Âu bảo đảm an ninh hàng hải ở vùng Vịnh - 23/07/2019 23:03
- Brexit : Boris Johnson đánh cược với rủi ro - 23/07/2019 19:19
- Đồng thuận giữa 14 quốc gia châu Âu về phân bổ người tị nạn - 23/07/2019 19:02
- Pháp đối phó với đợt nóng mới - 23/07/2019 18:35
- Iceland, điểm đến du lịch đắt nhất châu Âu - 23/07/2019 17:38
- Venezuela lại mất điện trên diện rộng, đổ lỗi bị “tấn công điện từ” - 23/07/2019 17:23
- Trung Quốc phản đối tuyên bố của Mỹ về vụ Tư Chính - 23/07/2019 03:21
- Cam Bốt bác bỏ tin Trung Quốc lập căn cứ hải quân - 23/07/2019 02:35
- Công luận Hồng Kông phẫn nộ vì côn đồ phá hoại phong trào dân chủ - 22/07/2019 23:59
- Thêm một đợt nắng nóng tại Pháp - 22/07/2019 18:41
Các tin khác
- Nhật Bản: Cuộc bỏ phiếu quan trọng đối với thủ tướng Abe tại Thượng Viện - 22/07/2019 17:52
- Nga : 20.000 người biểu tình đòi bầu cử tự do ở Matxcơva - 22/07/2019 17:00
- Ngoại trưởng Mỹ và Mêhicô họp bàn về di dân - 22/07/2019 16:13
- Trung Quốc : Nổ lớn ở một nhà máy chế biến khí, ít nhất 12 người chết - 22/07/2019 04:13
- Bộ trưởng Lao Động Mỹ từ chức - 13/07/2019 16:04
- LHQ điều tra về chiến dịch chống ma túy của tổng thống Philippines - 12/07/2019 21:08
- Đảng Liên Đoàn cầm quyền Ý bị nghi nhận tài trợ của Nga - 12/07/2019 20:17
- Venezuela : Chính phủ và đối lập đồng ý lập cơ chế đối thoại thường trực - 12/07/2019 19:30
- Mỹ đề xuất giảm trừng phạt nếu Bình Nhưỡng đóng Yongbyon và ngừng chương trình hạt nhân - 12/07/2019 16:23
- Biển Đông: Manila càng chập chờn, Bắc Kinh càng lấn lướt - 11/07/2019 22:56
Thời Gian - Thời Tiết
![]() ![]() |
Saigon - San Jose |