“Chẳng lẽ cả dân tộc đi xuyên suốt một chặng đường máu lửa để chỉ đổi được từ cái lồng này sang một cái lồng khác hay sao?” (Vũ Cao Quận)


 tranvangiauÔng Trần Văn Giàu mất ngày 16 tháng 12 năm 2010. Ba hôm sau, ban biên tập Viet-Studies và ban biên tập Diễn Đàn (mới) được cái “vinh dự công bố Hồi Kí Trần Văn Giàu.”
Sao mà bí mật và “chảnh” dữ vậy cà?

Trần Văn Giàu, thập niên 1940 (ảnh : Trung tâm lưu trữ Aix-en-Provence)

Tui có coi chơi vài trang, và hoàn toàn không hiểu tại sao việc cho phổ biến những chuyện (lùm xùm) giữa Trần Văn Giàu và cái đám đồng chí (mà phần lớn đều không ra gì) của ông ta lại là điều được coi là ... vinh dự ?

 Đối với một số người thì cứt của những kẻ đã đi theo cộng sản, như ông Trần văn Giàu chả hạn, không chừng vẫn bốc mùi thơm, hoặc (ít ra) cũng không đến nỗi gì thối lắm nên họ vẫn có thể ...hít hà mà không cảm thấy nó khó ngửi, hay khó chịu gì ráo trọi!

Cứ theo y như lời của tác giả thì vì bị hiểu lầm, bị oan ức, bị trù dập bởi những kẻ tiểu nhân nên ông mới viết hồi ký để “thanh minh thanh nga” (ba điều bốn chuyện) và “mong cho cháu một đời sau mình biết được rằng ông nó đã gắng sức làm tròn trách nhiệm ở đời, đã sống có nhân cách.”

Điều mong mỏi này (e) hơi quá lớn. Ông Trần Văn Giàu bỏ cả cuộc đời đi theo một chủ nghĩa bất nhân (với chủ trương Tam Độc: Độc tài, Độc đảng, Độc ác) và hiệp đảng toàn với những kẻ bất lương, bất trí, bất nghĩa, bất tín, và chính ông cũng bị coi như là tòng phạm (nếu chưa muốn nói là chính phạm) trong nhiều vụ sát nhân (*) mà vẫn được sống an lành cho đến hơi thở cuối cùng là hên chết mẹ rồi, chớ còn bầy đặt thắc mắc khiếu nại gì nữa – cha nội?

Tuy vậy, Hồi Ký Trần Văn Giàu – nói nào ngay – cũng có những đoạn rất sống động và vô cùng thú vị về cuộc sống tù đầy, dưới chế độ thực dân:

“Trưa, đoàn xe đậu lại ở cây số 125 đường Biên Hoà - Đà Lạt. Không có nhà dân, không có đồn bót, không một bóng người qua lại ; chỉ nghe tiếng vượn hú. Nhưng một trại bỏ trống với mấy bãi cứt bò đã khô quéo, chứng tỏ rằng đây là một cửa rừng, chỗ thợ rừng kéo súc ra chờ xe chở về dưới xuôi. Một đường đá nhỏ hẹp dắt đi đâu không biết, cỏ cây mọc tùm lum. Một thầy đội bảo :

– Đường vào căng  đó, chúng ta nghỉ ăn sáng cái đã.

Lính trải vài tờ nhật trình xuống cỏ, bày bánh mì, đồ hộp, bình toong nước, ai có phần nấy.

– Y như hướng đạo sinh đi cắm trại mùa hè !

– Cứ quất no một bụng rồi sẽ xem ra sao.

Anh em bàn luận vui vẻ giống như đi cắm trại thật...

 “Ở căng Tà Lài cuộc sống không đến nỗi cực khổ quá, có thể nói thảnh thơi là khác, được như vậy không phải do chế độ của trại giam mà do tổ chức tù nhân của chúng tôi ; công việc khoán phần lớn ở trong rừng, chỉ có mã tà đi theo cốt để giữ không cho chúng tôi trốn hơn là để thúc bách tù làm. Chỉ một lần sếp Tây đánh một đồng chí một gậy, đồng chí ấy quơ xà beng lên đỡ, tất cả anh em đều đứng lên, xẻng, cuốc dao, mác trong tay, mắt đổ dồn vào tên sếp Tây, nó khiếp quá, bỏ đi luôn.

Từ đó trở đi không có vụ đánh đập nào nữa. Ăn, thì gạo thừa, cá khô đủ ; chúng tôi còn đánh cá trên sông, mua thịt rừng, rượu cần ở đồng bào thiểu số. Rau thì thiếu gì trong rừng. Thuốc men không biết đâu là đủ, nhưng sốt rét thì có ký ninh, uống nước thì có nước sông lọc bằng thuốc tím. Ở, thì nhà tranh vách nứa, tự làm, nhưng được phát mùng, phát chiếu. Tây nó cốt được yên bằng việc tách tụi tôi khỏi nhân dân, không cốt được kết quả lao động khổ sai. Chúng tôi, cốt học tập dạy nhau để làm ‘ cầu thủ dự bị ‘ lúc cần, không cốt đấu tranh vì lợi ích hàng ngày. Sếp, mã tà đều nể chúng tôi, vì chúng tôi bao giờ cũng giữ nhân cách người yêu nước, người cán bộ cách mạng, cộng sản...”
Phong cảnh Tà Lài khá hữu tình. Đồn ngói của Tây, trại tranh của tù như giấu mình trong khu rừng mênh mông đầy muông thú, bên cạnh một con sông lớn nước bao giờ cũng trong và đầy, sông Đồng Nai. Bên kia sông về hướng Tây, một dãy núi xanh biếc. Bên dưới sông, một cái thác tuyện đẹp, được tù nhân đặt tên là thác ‘ Cồn Mai’, đá dưới nước trồi lên, mai trên đá soi gương dưới nước. Khoảng trên của con sông, dài không biết bao nhiêu kilômét, nước đầy, chảy nhẹ, nhiều cá tôm, có cả sấu ; chiều chiều đội đốn tre của anh Phúc thả bè về, quần áo quấn trên cổ, hát giọng chèo đò. Một hôm chủ nhật, tốt trời, chúng tôi xin phép tổ chức ‘ thi lội’ ở khoảng sông này. Sếp Tây đồng ý...
Hội thi hôm ấy rất náo nhiệt.”

Thiệt là quá đã!

Bây giờ thì tôi hiểu tại sao – vào thời thuộc địa –  Trần Văn Giàu, và các đồng chí mẹ rượt của ông ta, ra vô trại tù (liền liền) cứ y như hướng đạo sinh đi dự trại họp bạn vậy.

Tiếc là những trại tù phong cảnh “hữu tình” nay không còn nữa. Chuyện “Ăn, thì gạo thừa, cá khô đủ ... còn đánh cá trên sông, mua thịt rừng, rượu cần ở đồng bào thiểu số. Rau thì thiếu gì trong rừng. Thuốc men không biết đâu là đủ, nhưng sốt rét thì có ký ninh, uống nước thì có nước sông lọc bằng thuốc tím...” cũng đã xa như ... dĩ vãng. Nói chi đến  những cuộc thi thể thao “náo nhiệt” giữa những tù nhân!

Thời Pháp thuộc đã qua rồi. Việt Nam đã giành được độc lập. Trong bối cảnh của một quốc gia Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc như hiện nay, tình cảnh của những người tù đã hoàn toàn khác – theo như tường trình của phóng viên Thanh Trúc, nghe được qua RFA vào hôm 08 tháng 11 năm 2012:

“Để được thăm gặp ông Điều Cày, vợ ông, bà Dương Thị Tân và con trai ông, Nguyễn Trí Dũng, phải tốn rất nhiều thời gian và phải đi từ nơi này qua nơi khác như lời Nguyễn Trí Dũng thuật lại:

 “Sau rất nhiều ngày con và mẹ con chạy giấy tờ ở khắp nơi, từ Viện Kiểm Sát thành phố chỉ về trại giam, nhưng sau đó trại giam chuyển bố con về Chí Hòa thì phải theo qua Chí Hòa. Trại Chí Hòa bảo họ không có phép duyệt cho con và mẹ con được thăm gặp, họ lại chỉ sang Tòa Án thành phố. Đến Tòa Án thành phố thì họ chỉ lên trên Tòa Án Tối Cao…

dieucay nguyenvanhaiBlogger Điếu Cày tại phiên tòa sơ thẩm ở Tòa án nhân dân TPHCM sáng 24/9/2012. Nguồn ảnh: RFA

"Bị khám xét rà soát rất kỹ trước khi cho vào gặp ông Điều Cày, bốn công an mặc sắc phục và một công an mặc thường phục được bố trí ngồi canh chừng cuộc gặp can cha con ông Điều Cày:

 “Mà người công an mặc thường phục này con biết tên là Hưng, chuyên chận bắt mẹ con và đánh đập mẹ con ngoài đường mỗi khi có bất cứ điều gì họ cần ngăn chận như tham dự phiên tòa hoặc là dịp lễ Hai tháng Chín hay có phái đoàn nào tới Việt Nam thì người đánh đập mẹ chính là ông Hưng này.”

“Một tù nhân lương tâm khác, nhà giáo hay còn gọi là nhà báo tự do Định Đăng Định, thì đang bị bệnh nặng trong tù.”


Sau phiên toà phúc thẩm và giữ y án là 6 năm tù, vào sáng hôm nay – ngày 21 tháng 11 năm 2012 –  BBC đã ghi lại lời tường thuật của bà Đinh Đăng Định như sau:

dinhdangdinh“Bà cho biết là sau khi phiên tòa kết thúc và ông Định được đưa trở lại xe tù thì ‘công an đã đẩy anh ấy vào thùng xe, xô anh ngã và lấy dùi cui đập vào đầu’.Con tôi gào thét lên là công an đánh người, công an đánh bố tôi,’ bà kể và cho biết phiên tòa sáng nay có sự hiện diện đông đảo của hàng trăm công an nổi lẫn chìm.Theo bà thì phiên tòa đã kết thúc nhanh gọn chỉ trong vòng 45.”

 Nhà giáo Đinh Đăng Định. Ảnh: congan.com.vn


Trước đó đúng một tuần, vào ngày 14 tháng 11, cũng có một tiếng kêu thương khác của bà Nguyễn Thị Nga – phu nhân của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, từ Hải Phòng:


“Tôi nghĩ tình cảnh như chồng tôi,cũng như nhiều anh em tù nhân khác, bị bệnh tật rất lâu rồi. Như chồng tôi bị bệnh 4 năm nay rồi, 4 năm hai tháng rồi, mà đến bây giờ họ không thể đừng được nữa, thì họ mới đưa chồng tôi đi. Tôi nghĩ là trường hợp của những người khác, giới cầm quyền để cho thật là nguy hiểm. Nói chung là họ không tôn trọng mạng sống của con người...  Nhân đây, tôi mong mỏi dư luận giúp lên tiếng cho những tù nhân bị bệnh lâu ngày mà không được giới cầm quyền quan tâm đến. Tôi cũng mong rằng mọi người lên tiếng để giúp tránh rủi ro về tính mạng của họ.”

nguyenxuannghiaNhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa tại tòa án thành phố Hải Phòng hôm 08/10/2009.  Ảnh: AFP

Qua hôm sau, 15 tháng 11, trong một cuộc phỏng vấn dành cho RFA, nhà báo Trương Minh Đức cho biết về tình trạng thăm nuôi ở trại giam Xuân Lộc – nơi ông đã bị giam giữ nhiều năm:

“... việc gửi quà vào rất khó khăn, mà cán bộ trại giam cũng có những tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiểu đối với người thăm nuôi...Nghĩa là đến nhà thăm nuôi phải chi cho họ một vài trăm ngàn, rồi khi vào trong cổng cán bộ quản giáo xét cũng phải chi một hai trăm ngàn nữa mới cho đem vào. Họ trắng trợn làm những điều ấy từ khi tôi ở trong đó mà chưa có cơ quan nào giải quyết được; mặc dù gia đình tù nhân phản ánh rất nhiều kể cà tù chính trị và tù thường phạm.”

doanhuychươngHình chụp anh Đoàn Huy Chương tại SG ngày 15/05/08. RFA

Đây cũng chính là nơi đang giam giữ ông Đoàn Huy Chương, người được mô tả là đang ở trong tình trạng “rất khó khăn bởi cán bộ trại giam đưa ra điều kiện cho anh Đoàn Huy Chương làm bản nhận tội nếu không họ sẽ đưa anh ...xuống nhà cùm.”

Năm năm trước, trước khi Hồi Ký Trần Văn Giàu được phổ biến, công luận cũng đã có dịp được biết đến một cuốn hồi ký khác (Gửi Lại Trước Khi Về Cõi) của ông Vũ Cao Quận, viết theo một hướng tâm tư khác – không “thanh minh thanh nga” gì ráo trọi – chỉ có những băn khoăn, dằn vặt (vào lúc cuối đời) của một người đã lỡ “trao duyên lầm tướng cướp” thôi:
“Chẳng lẽ cả dân tộc đi xuyên suốt một chặng đường máu lửa để chỉ đổi được từ cái lồng này sang một cái lồng khác hay sao?”

Nếu “cả dân tộc đi xuyên suốt một chặng đường máu lửa”mà “đổi được cái lồng này sang một cái lồng khác” (cùng cỡ) thì thiệt là đỡ biết chừng nào mà kể.

T.N.T

(*) Về những cái chết mờ ám của ông Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch và nhiều nhân vật khác mà ông Trần Văn Giàu vẫn bị công luận coi như là chánh phạm (hoặc tòng phạm) xin xem thêm:

- “Tìm Hiểu Lịch Sử Cái Chết Của Nhà Ái Quốc Phạm Thu Thâu” – Tân Đức.

- “Ta Thu Thau: Vietnamese Trotskyist Leader” – Ngo Van Xuyet.

- “Một Cánh Đồng Dương” – Đỗ Kh.

- “Đọc Hồi Ký Trần Văn Giàu” – Nguyễn Văn Lục.

- Bùi Tín. Mặt Thật. Irvine: Saigon Press.1993.

- Trần Ngươn Phiêu. Gió Mùa Đông Bắc. Amarillo: Hải Mã. 2008.

 Ngoài ra, còn có Ai đã ám sát Tạ Thu Thâu và những người Trốkít Việt Nam? của Hoàng Hoa Khôi và Hồi Ký   1925-1964 của Nguyễn Kỳ Nam cũng có đề cập đến những vấn đề dẫn thượng nhưng chúng tôi chưa tìm được, chỉ xin ghi lại nơi đây để thêm rộng đường dư luận.