Ngưng là phải. Đòi thu phí tác quyền mỗi khi hát bài Tiến Quân Ca rồi không chó nào thèm hát thì quê biết là chừng nào.


Chắc chắn trên thế giới này chỉ có Rabindranath Tagore là người làm được việc viết hai bài quốc ca cho cả Ấn Độ lẫn Bangladesh.

Nhà thơ Tagore được cả ba nước Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh nhận là công dân của mình vì ông ra đời tại Bengal, một vùng thuộc lãnh thổ Ấn Độ khi Ấn Độ còn là một thuộc địa của Anh. Khi bán đảo Ấn Độ được trả độc lập thì bán đảo này bị chia thành hai quốc gia là Ấn Độ và Pakistan. Pakistan lại có Đông và Tây Pakistan.

Bengal thuộc đông Pakistan nên Pakistan coi Tagore là người Pakistan. Khi miền Đông Pakistan tách khỏi Pakistan để thành một quốc gia độc lập lấy tên là Bangladesh thì sinh quán của Tagore lại nằm trong lãnh thổ của Bangladesh nên Tagore cũng được Bangladesh coi là công dân của mình. Vì thế, nhà thơ từng được trao giải Nobel Văn Chương 1914 có tới ba quê hương, là công dân của cả ba nước. Bài quốc ca ông viết cho Ấn Độ thì vẫn tiếp tục được dùng ở Ấn Độ. Bài ông viết cho Pakistan thì Bangladesh dùng làm quốc ca.

Trên thế giới chỉ có một Tagore có được vinh dự đó.

Viết một bài hát mà được dùng cho cả một dân tộc, một quốc gia thì đúng là một vinh dự. Những người viết những bài Star Spangled Banner, La Marseillaise, Advance Australia Fair, God Defend New Zealand, O Canada, God Save the Queen... đều được hưởng những vinh dự không kém Tagore bao nhiêu.

Nhưng không một tác giả nào nghĩ tới chuyện đòi tiền tác quyền cho các tác phẩm của họ. Những ca khúc họ viết được dùng làm quốc ca, được các dân tộc này hát lên, tấu lên đã là những vinh dự lớn hơn tất cả tiền bạc mà các dân tộc hát những ca khúc đó mang tới cho họ.

Bài quốc ca Việt Nam Cộng Hòa tuy được viết bởi một nhạc sĩ đi theo Cộng Sản nhưng chúng ta, thời Cộng Hòa cũng như ở hải ngoại vẫn tiếp tục dùng nó mặc dù Lưu Hữu Phước đã có lần đòi cấm sử dụng nó. Chúng ta vẫn dùng nó vì nó được viết ra khi tác giả chưa phải là một người Cộng Sản. Và cũng có thể, hay có phần chắc chắn, là ông ta bị ép buộc phải nói như thế. Bài Tiếng Gọi Thanh Niên của Lưu Hữu Phước đã được nhuộm bằng máu của người Việt không Cộng Sản để bảo vệ tự do trong suốt nhiều năm nên nó đã trở thành tiếng nói, thành biểu tượng của chúng ta, không ai có thể lấy nó đi, hay phản đối, không cho chúng ta dùng nó.

tienquancaTrong khi đó, một sáng tác của Văn Cao, bài Tiến Quân Ca, đã được dùng làm quốc ca của Cộng Sản ngay từ ngày 13 tháng 8 năm 1945 . Hồ Chí Minh đã nói rõ trong bài phát biểu tại trước nhà hát lớn Hà Nội. Việc dùng bài Tiến Quân Ca làm quốc ca cũng được ghi trong điều 3 của bản hiến pháp Việt Nam Cộng Sản.

Trên thế giới, việc đòi tác quyền cho những bài quốc ca hầu như chưa bao giờ được nghe thấy. Tác giả của những nhạc phẩm đó, một số đã ra đi từ trước khi có những luật về tác quyền, hay có những trường hợp không ai biết họ là ai, những người khác thì coi tác phẩm của mình được dùng làm quốc ca cũng đã là vinh dự lớn hơn là tiền bạc trả cho tác quyền.

Trường hợp hai bài quốc ca của Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng thế. Với Lưu Hữu Phước, các chính phủ Cộng Hòa, cho dù muốn trả tác quyền, người ta cũng không biết kiếm ông ta ở đâu trong vùng kiểm soát của Cộng Sản. Còn Văn Cao, nhờ viết bài Tiến Quân Ca, ông đã thoát, không bị trù giập trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm cũng đã là quí lắm rồi. Có điên hay không mà đòi tác quyền cho bài ca đã cứu được ông trong vụ đàn áp Nhân Văn Giai Phẩm.

Năm 2010, ngày 21 tháng 6, cơ quan đặc trách bản quyền tác giả ở Hà Nội nhận được thư của bà Nghiêm Thúy Băng, quả phụ nhạc sĩ Văn Cao đề nghị “hiến tặng bài Tiến Quân Ca cho đảng, chính phủ và toàn dân.” Phía nhà nước im không nói gì đối với đề nghị của gia đình Văn Cao. Và vì thế, mới đây một tổ chức bảo vệ tác phẩm và tác quyền ở Việt Nam đòi thu tác quyền của bài Tiến Quân Ca trong các buổi trình diễn ca nhạc. Vì thế, nhà nước mới vào cuộc và kêu gọi ngưng việc này.

Ngưng là phải. Đòi thu phí tác quyền mỗi khi hát bài Tiến Quân Ca rồi không chó nào thèm hát thì quê biết là chừng nào. Việc thu phí của phần ca từ không chính thức của bài hát này cũng sẽ không thể làm được vì không ai biết thiên tài nào đã viết chúng. Không ai tìm được họ vì nếu tìm được thì đương sự sẽ khó mà toàn thây với các “đồng chí”.

Nhưng trong những năm học tiểu học ở Hà Nội, bọn nhãi con chúng tôi cũng có một vài đứa trong lớp mới từ vùng Việt Minh về thành hát bài Tiến Quân Ca để bị những nhóc con khác trong lớp hát lời phản động để chọc quê trong đó có câu “...ngồi trong lớp kiến cắn sưng ... đài dấu (?), xuống nhà thương xin thuốc côn đờ măng...”

Nếu trả tác quyền, tôi muốn trả tác quyền cho thiên tài đặt lời nhảm này, người đã cho chúng tôi biết bao nhiêu là trận cười đã đời trong sân trường ...

Có một điều về bài quốc ca Việt Nam Cộng Hòa, đó là bài ca này không hề có một lời ca nhảm nhí nào. Bài Tiến Quân Ca thì có ít nhất là hai ba lời ca: “Đoàn quân Tầu ô (quân tướng Lư Hán đi tước khí giới quân Nhật) đi sao mà ốm thế bước chân phù lang thang trên đường Việt Nam...”

Phải chăng đó là thái độ của người dân Việt đối với nền Cộng Hòa?