Đây với cái Tết thứ 3 mà tôi phải đón chịu ở nơi xứ người, cái tết làm tôi cảm giác thấy cô đơn, lạc lõng, khi chỉ tôi ngồi trong phòng một mình, tôi ước mong và thèm được sum họp với gia đình, người thân, bạn bè.


ngviet thailan tet 1
Người Việt ở Đông bắc Thái Lan, ảnh minh họa chụp trước đây. File photo

Hiện nay, ở Thái Lan có gần 1.000 người Việt tị nạn cộng sản, họ là những người không thể trở về quê hương, vậy họ đón tết cổ truyền của dân tộc như thế nào?

Đón tết quê hương trên đất Thái Lan

Những người Việt hiện đang tị nạn tại Thái Lan họ là những người không thể trở về quê hương vì họ bị chính quyền cộng sản Việt Nam gây khó dễ bằng cách này hay cách khác, có người thì vì niềm tin tôn giáo, có người thì vì hoạt động chính trị… cũng vì lý do đó mà họ buộc phải rời bỏ quê hương để mong tìm cho mình một nơi an toàn để sống mà không bị chính quyền cộng sản Việt Nam làm khó dễ.

Tuy họ bị chính quyền cộng sản Việt Nam gây khó dễ buộc họ phải bỏ nước ra đi, nhưng trái tim họ vẫn luôn hướng về quê hương là nơi quê cha đất tổ, nơi cội nguồn của họ, nơi đó vẫn đang còn những người thân và bạn bè của họ sinh sống.

    Đây với cái Tết thứ 3 mà tôi phải đón chịu ở nơi xứ người, cái tết làm tôi cảm giác thấy cô đơn, lạc lõng, khi chỉ tôi ngồi trong phòng một mình, tôi ước mong và thèm được sum họp với gia đình, người thân, bạn bè.
    -Anh Trịnh Nguyễn

Cũng vì lý do đó mà ngày tết cổ truyền của quê hương dân tộc họ không bao giờ quên, đó là phong tục tập quán là nếp sống văn hóa đã khắc ghi trong tâm trí họ.

Anh Trịnh Nguyễn một người bị truy nã vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88 bộ luật hình sự Việt Nam, anh bị kết tội vì tham gia rải truyền đơn tẩy chay cuộc bầu cử năm 2011 tại Nghệ An, hiện anh đã trải qua 3 cái tết trên đất Thái Lan anh chia sẻ, anh rất buồn khi phải ăn tết ở xa, nhất là trong đêm giao thừa, nhưng vì lý tưởng đã chọn nên anh chấp nhận, anh cũng cho biết là một người Việt Nam mang trong mình da vàng máu đỏ, nên dù ở xa nhưng anh vẫn luôn hướng về quê hương nhất là trong những ngày tết của dân tộc, vì vậy nên dù ở Thái Lan anh cùng với một số bạn bè cùng tổ chức 1 cái tết nhỏ để nhớ về quê hương.

Anh Nguyễn tiếp lời:

“Đây với cái Tết thứ 3 mà tôi phải đón chịu ở nơi xứ người, cái tết làm tôi cảm giác thấy cô đơn, lạc lõng, khi chỉ tôi ngồi trong phòng một mình, tôi ước mong và thèm được sum họp với gia đình, người thân, bạn bè. Cái cảm mà tôi thấy buồn nhất là khi mỗi đêm giao thừa lại đến.”

Anh Mười một người đến từ Tây Nguyên, anh đã tị nạn ở Thái Lan từ năm 2008 và từng đó năm anh chưa biết thế nào là tết, anh chỉ nghe nói thôi, vì theo anh tết là phải có mứt, bánh chưng… nhưng anh chẳng có gì cả, và trong những năm đó anh chưa từng tổ chức tết, nhưng đến ngày mùng 1, 2, 3 tết anh đều xin nghỉ làm để ở nhà. Tuy nhiên, năm nay gặp mặt được một số anh em nên anh sẽ tổ chức một cái tết nhỏ, thật ấm cúng, thật ý nghĩa để chung vui với quê hương:

“Từ ngày anh rời khỏi Việt Nam rồi anh qua Thái chỉ nghe là ngày tết ở Việt Nam mình thôi, còn tổ chức không chỉ dành hết thời gian mà ví dụ: từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 3 mình chỉ làm rồi ở nhà mình mua cái gì mình ăn tết, nhưng mà không có bánh tét, không có mứt chỉ làm đại khái nhớ tết của quê hương mình thôi. Làm một cái tết nho nhỏ như mua mứt, bánh trái gì tổ chức ngồi để mà nhớ ngày lễ thôi.”

ngviet thailan tet 2
Một gian hàng bán trái cây tại chợ Tết Việt ở Đông bắc Thái Lan, ảnh minh họa chụp trước đây. File photo.

Ngoài những người Việt tị nạn sống rải rác trên đất Thái Lan thì ở đây có một cộng đoàn của những người Hmong theo đạo Tin Lành, họ sống gần với nhau để có thể thực hành niềm tin tôn giáo và có thể giúp đỡ nhau, như vậy thì mỗi dịp tết đến xuân về họ cũng luôn tập trung lại với nhau để cùng chia sẻ niềm vui trong những ngày tết. Những người Hmong khi đi tị nạn họ thường đưa cả gia đình theo, có nhiều em bé sinh ra ở Thái Lan, nên mỗi dịp tết họ vẫn luôn có những món quà để tặng cho con cháu mình trong ngày tết, điều này giúp cho con cháu của họ biết được truyền thống và cội nguồn của dân tộc mình. Hiện nay cộng đồng Hmong theo đạo Tin Lành này có 130 nhân khẩu.

Một thầy truyền đạo người Hmong đến từ Cao Bằng xin được giấu tên chia sẻ với chúng tôi, cuộc sống của những người Hmong sống ở đây khá khó khăn nên họ không tự tổ chức tết cho mình được và họ luôn trông mong vào sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế để có thể tổ chức một cái tết nho nhỏ:

“Chúng tôi đang sống lưu vong nhưng mà đó là một cái năm, đó là truyền thống của người Sắc Dân chúng tôi. Như ở trong nước thì tất cả mọi dân đều có một truyền thống nhưng mà truyền thống nói riêng của người Sắc dân thiểu số H'mông chúng tôi thì ngày nào bất cứ chúng tôi sống ở đâu không có cái chi ăn, không có cái gì để mừng tết nhưng chúng tôi vẫn có tổ chức cầu nguyện Chúa để nhận năm mới và cầu nguyện Thượng Đế ban phước cho mọi người để cho có sự bình an năm mới. Còn chúng tôi đang sống bất hợp pháp thế này thì chúng tôi cũng không làm lớn mà làm nhỏ thôi.”

Ước mơ cho quê hương khi sang năm mới


Là những người con phải sống xa quê hương vì chế độ cộng sản, nhưng họ luôn hướng về quê hương và luôn mong cho quê hương luôn được phát triển giàu mạnh, người dân có được tự do dân chủ, có tự do tôn giáo, được tự do ngôn luận…

    Cầu mong sao quê hương đổi mới, mình ước mong từ đó lâu lắm rồi nhưng điều đó phụ thuộc vào thời gian thôi để nhân dân mình được tự do, được hạnh phúc, ấm no.
    -Anh Mười

Anh Mười luôn ước mong cho quê hương được đổi mới để người dân được sống tự do, ấm no và hạnh phúc:

“Cầu mong sao quê hương đổi mới, mình ước mong từ đó lâu lắm rồi nhưng điều đó phụ thuộc vào thời gian thôi để nhân dân mình được tự do, được hạnh phúc, ấm no.”

Anh Trịnh Nguyễn cũng có mong ước cho quê hương và có lời chúc tết đền mọi người:

“Tôi mong sao cho đất nước Việt Nam thay đổi và phát triển, các quyền căn bản của người dân được thực thi, nhất là quyền tự do ngôn luận, để không còn có người phải rời bỏ quê hương nữa. Chúc những người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước đón tết vui vẻ và tôi cũng cầu mong cho mọi người trên thế giới được được sức khỏe, và bình an.”

Ngoài những điều mong ước cho quê hương thì thầy truyền đạo người Hmong còn mong muốn những người Hmong đang sinh sống trên đất Việt Nam hiểu biết thêm về pháp luật và nhân quyền quốc tế để tự bảo vệ mình và có thể báo cáo cho quốc tế về tình trạng vi phạm tự do tôn giáo của họ:

“Sang năm mới tôi hi vọng vì bây giờ càng ngày thì người H'mông ở trong nước, người theo tôn giáo hay không càng ngày thì họ càng giao tiếp chung với các ngoại giao, các tổ chức như xã hội dân chủ trong nước càng ngày họ càng hiểu rõ về vấn đề nhân quyền. Tôi hi vọng nếu có nhiều người đứng ra đấu tranh về nhân quyền thì hi vọng sau này tương lai ở trong nước của người H'mông sẽ được thay đổi.”

Anh Trịnh Nguyễn cũng chia sẻ với chúng tôi, mặc dù pháp luật Việt Nam có quy định về tự do ngôn luận và đã ký công ước về nhân quyền quốc tế về tự do tôn giáo, nhưng chính quyền cộng sản Việt Nam đã không tôn trọng pháp luật cũng như công ước mình đã ký, nên chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn luôn bắt bớ những người bất đồng chính kiến và đe dọa đến tự do tôn giáo của người Việt Nam, điều đó dẫn đến nhiều người Việt Nam phải bỏ quê hương sang Thái Lan để đi tị nạn.