main billboard

Mùa Lễ Hội Katé của dân tộc Chăm là mùa lễ lớn nhất trong năm - một mùa an vui mới theo lịch cổ của Vương Quốc Champa.


Ngày 24 tháng 10 năm 2015, tại Hội trường Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Bắc California .SỐ 111 e. Gish Road . Hội Bảo Tồn Văn Hóa người Chăm đã tổ chức thành
công Lễ Hội Kate.

cham kate 1Có hơn 200 người tham dự. Phần lớn thành phần tham dự là đồng hương người Chăm trong tiểu bang California. Một sốt người đến từ Pháp quốc và cùng một số quan khách người Việt như Giáo sư Trương Bổn Tài, ứng cử viên dân biểu tiểu bang khu vực 27. Sau khi qua những thủ tục nghi thức chào cờ , quốc ca theo truyền thống của người Chăm . MC Anh Thiệu đã giới thiệu ông Đặng Chánh Linh , chủ tịch Hội Bảo Tồn Văn Hóa Chăm tiểu bang California nói đến ý nghĩa của ngày truyền thống văn hóa Kate. Tiếp đến ông Dương Tấn Thi, một Chăm kiều đến từ Pháp đã nói lên cảm tưởng của mình về ngày Lệ Hội văn hóa quan trọng này của đồng bào người Chăm. Ông Lưu quang Sang một dân biểu quốc hội VNCH cũng đã được mời lên diễn đàn để nói về sự phát triển và bảo tồn văn hóa người Chăm tại nơi hải ngoại. Theo ông người Chăm sống ở Việt Nam cũng có nhiều lễ hội như người Kinh, vì đã chịu ảnh hưởng văn hóa của Phật giáo và Nhoa giáo cũng như Bà La Môn. Vì vậy, những lễ hội của người Chăm cũng đã thường được đồng bào người Chăm tổ chức để nhớ đến những ngày truyền thống của dân tộc.

cham kate 2Ông Yersin Bá , môt trong những người sáng lập Hội Bảo Tồn Văn Hóa Chăm tiểu bang California đã nói đến quá trình hình thành hội cũng như về sự phát triển
của hội trên đất Hoa Kỳ. Với ông thì cộng đồng người Chăm rất ít ỏi nơi hải ngoại. Sở dĩ người Chăm có mặt nơi hải ngoại cũng vì vận nước như người kinh . Cộng đồng người Chăm trước năm 1975, đã được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ưu ái, và thời đó có những người đã làm đến chức Thứ trưởng , hoặc là những sĩ quan cao cấp trong quân đội, cho nên không thể sống chung với chế độ cộng sản.

Nhân dịp này, phu nhân ông Đỗ Thành Công ứng cữ dân biểu tiểu bang khu vực 27 cũng phát biểu nói lên cảm tưởng của mình đối với ngày lễ Kate của người
Chăm. Bà nói rằng bà rất hân hạnh được cộng đồng người Chăm mời đến tham dự buổi lễ văn hóa truyền thống này của người Chăm. Bà mong cho cộng đồng
người Chăm mỗi ngày một phát triển.

cham kate 3Giáo sư Trương Bổn Tài cũng đã được MC mời lên bục.Giáo sư Tài là một giáo sư dạy ở đại học Mỹ , sở trường chuyên nghiên cứu về những văn hóa thời
kỳ cổ đại. Trước hàng trăm cử tọa của ngày Lễ hội, ông đã chứng minh nền văn hóa Sa Huỳnh khởi tiên là của tổ tiên người Chăm và về sau lan rộng đến các
nước quanh vùng Đông Nam á và Thái Bình Dương. Đặc biệt ở Phi Luật tân.Được biết Lễ Hội Kate là lễ hội nhằm tri ân các tổ tiên , những tiền nhân có công với người Chăm .

Chương trình văn nghệ ngày lễ được diễn ra rất đặc sắc, do các thành viên trong Hội Bảo Tồn Văn Hóa trình diễn.

cham kate 4
Được biết ,vương Quốc Chiêm Thành, một đất nước có từ thời cổ đại. Từ những năm đầu công nguyên, Champa đã từng lập các tiểu vương quốc Lâm Ấp và
Panduranga. Đất nước Chiêm Thành lúc hưng thịnh có nền mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo vượt trội hơn các nước trong vùng Đông Nam Á Châu. Trung tâm cơ
cấu quyền lực lúc bấy giờ của triều đại Vương Quốc Chiêm Thành nằm trong tỉnh Quảng Nam.

Diện tích của Vương Quốc Chiêm Thành khá rộng lớn, chạy dài theo bờ biển Đông, từ tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa - Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết - Bình Thuận cho đến gần Sài Gòn, giáp biên giới nước Thủy Chân Lạp (Cao Miên - Cambodia).

Hiện nay, người Chăm sống ở Việt Nam rải rác từng vùng, như vùng một: từ Quảng Bình Quảng Trị cho tới Quảng Nam. Vùng hai từ Quảng Ngãi cho đến Phan Rang - Phan Thiết - Hàm Tân và Vùng 3 từ Sàigòn đến Châu Đốc là nơi có nhiều người Chăm sinh cư lập nghiệp đông nhất với 6 xã lớn đông dân tại Châu Đốc. Tỉnh Tây Ninh cũng có nhiều người Chăm sinh sống. Theo tài liệu trong nước, người Chăm sống tập trung đông nhất ở vùng Phan Rang - Bình Thuận lên đến 100 ngàn người.

Người Chăm ở Việt Nam thường theo tín ngưỡng: Bà La Môn (Ấn Giáo - Hindu), Hồi Giáo (Islam) và một số ít theo Phật Giáo, các tôn giáo khác.

Sáu xã người Chăm sinh sống ở Châu Đốc kể như hoàn toàn theo tín ngưỡng Hồi Giáo (chịu ảnh hưởng Hồi Giáo Mã Lai).

Người Chăm định cư ở các tỉnh miền Trung, nhiều người theo đạo Bà La Môn (Hindu). Một số ít theo đạo Hồi...

Người dân Chăm thời đế chế Champa tôn kính Vua chúa như những bậc thần thánh, gần giống như đa số các quốc gia Á Châu có khuynh hướng Khổng Giáo -
quân sư phụ.

Về phong tục tập quán người dân Chăm từ bao đời nay theo chế độ mẫu hệ, khác với nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam theo chế độ phụ hệ.

Dân tộc Chiêm Thành có văn tự, chữ viết riêng, có cả lịch riêng, có một nền khắc chạm, mỹ thuật, điêu khắc tuyệt vời qua các kiến trúc xây tháp từ bao thế hệ xa xưa, mãi còn tồn tại cho đến ngày nay.

Chúng ta có dịp chiêm ngưỡng những "Tháp Chàm" sừng sững ghi dấu tích lịch sử một thời vàng son oanh liệt của Đế Chế Chiêm Thành. Từ những kiến trúc về tháp về vòng thành bằng đá đỏ, đá ong rải rác từ các tỉnh miền Trung cho đến Nha Trang, Phan Rang - Phan Thiết... với các Tháp Chàm đồ sộ uy nghiêm, từng thi gan cùng tuế nguyệt hàng bao thế kỷ thăng trầm của lịch sử Champa.

Nghệ thuật điêu khắc của dân tộc đã chứng minh một cách hùng hồn, người Chăm có một nền văn minh không thua kém, không muốn nói là vượt trội hơn các
nước khác, bất cứ dân tộc nào trong vùng Đông Nam Á hay trên toàn thế giới.

Mùa Lễ Hội Katé của dân tộc Chăm là mùa lễ lớn nhất trong năm - một mùa an vui mới theo lịch cổ của Vương Quốc Champa. Mùa Lễ Hội Katê có đầy đủ
lễ nghi cúng bái Tổ Tiên, tiệc tùng ca nhạc thỏa thích tương tự như 3 ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Tại Việt Nam, vẫn còn các nghi thức cổ truyền về ngày Lễ Hội Katê có những đặc thù: nghi thức cúng bái cổ truyền, có lễ rước y trang (các thiếu nữ và tất cả phụ nữ Chăm, ở VN có kiệu rước y trang) đều mặc những y phục cổ truyền với chiếc áo bít tà, quần 1 ống gần như cái "xà rong" của người Khờ Me và chiếc khăn matara, màu sắc sặc sỡ, trông thật đẹp mắt. Qúy ông ăn vận thường màu trắng với y phục truyền thống, đầu có vấn khăn cổ truyền. Vị Sư Cả cũng vận trang phục đại lễ màu trắng, đầu vấn khăn đỏ, tay chống gậy (vì lớn tuổi - bậc trưởng thượng). Đặc điểm khác, Lễ Hội Katê, mọi người dân Chăm đều vui tươi gặp nhau tay bắt mặt mừng chúc lành, chúc sức khỏe, chúc phúc và chúc giàu sang phú qúy cho nhau.

Đặc biệt nhất, ẩm thực được chú trọng với nhiều món ăn thật ngon miệng, truyền thống và ăn uống thật thỏa thuê mà món thịt "ông thầy" thường không thiếu trong thực đơn của người Champa sành điệu ăn uống...