“...Là một nhà ngoại giao, làm việc trong ngoại giao đoàn của chính phủ, tôi không được phép làm như vậy. Nếu tôi xuất hiện trước công chúng dưới lá cờ vàng, tôi sẽ bị điệu về nước.”


Khi được hỏi liệu trong thời gian nhiệm kỳ, ông có kế hoạch hay có cơ hội nào thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam khôn, thì ông Osius trả lời thẳng thắn: “Chính phủ Hoa Kỳ không có kế hoạch thay đổi chế độ, nhưng có kế hoạch dùng ảnh hưởng để thay đổi về nhân quyền, điều kiện lao động, ...” Nếu Việt Nam muốn tham gia TPP thì họ bắt buộc phải cam kết cải thiện vấn đề nhân quyền.

Cali Today News - Sau chuyến ghé thăm cộng đồng người gốc Việt ở quận Cam, ông Ted Osius đã có buổi gặp gỡ, nói chuyện với cộng đồng Việt Nam tại San Jose chiều hôm nay tại văn phòng Hội đồng Thành Phố ở tòa Thị chính thành phố.

Tham dự buổi gặp gỡ có các lãnh tụ cộng đồng, đồng hương gốc Việt, những nhà chính trị, giới trí thức, truyền thông Việt ngữ.

ted osiusÔng Ted Osius, Đại sứ Hoa Kỳ Tại Việt Nam

Điều ghi nhận đầu tiên về ông Osius là một người thân thiện, hiểu biết văn hóa, lịch sử Việt, và nói tiếng Việt giọng Bắc khá tốt. Ông đùa rằng nhiều người Việt ở đây không thích giọng Bắc (75) của ông, nhưng chất giọng là do hai cô giáo Việt ngữ của ông dạy.


Ông Osius đã giải thích cho khán thính giả biết chiến lược của chính quyền Obama đối với Việt Nam. Trong cuộc gặp gỡ với bí thư cộng sản Nguyễn Phú Trọng tuần trước, Tổng thống Obama đã rất rõ ràng, và gây áp lực với Hà Nội về việc muốn tham gia Hiệp ước TPP (hiệp ước thương mại xuyên Thái Bình Dương) thì họ phải cải thiện nhân quyền, tôn trọng quyền tự do.


“...Là một nhà ngoại giao, làm việc trong ngoại giao đoàn của chính phủ, tôi không được phép làm như vậy. Nếu tôi xuất hiện trước công chúng dưới lá cờ vàng, tôi sẽ bị điều về nước.”

Theo ông Đại sứ, sau 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia, ông chứng kiến Việt Nam đã thay đổi trên nhiều phương diện. Điều đáng chú ý nhất đối với ông là internet. Có hơn 30 triệu người dùng Facebook, và “giới trẻ bây giờ có thể nói chuyện, trao đổi thẳng thắn với nhau.”

Giáo dục cũng là lãnh vực có nhiều thay đổi.  Nếu như 20 năm trước chỉ có 1,300 du học sinh Việt Nam, thì con số hiện nay là 17,000. Và Đại học Fulbright của Mỹ đã được mở ở Sài Gòn.

Có 92% người Việt được hỏi muốn Việt Nam làm bạn với Hoa Kỳ.

Phần nói chuyện ngắn gọn, không khí trở nên sinh động hơn khi chuyển sang phần trao đổi và hỏi đáp. Rất nhiều cánh tay đưa lên xin đặt câu hỏi.

Các câu hỏi đều xoay quanh vấn đề nhân quyền, việc đàn áp những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam, tự do tôn giáo, giáo dục, Trung cộng uy hiếp Việt Nam, chính quyền tham nhũng,...

Khi được hỏi liệu trong thời gian nhiệm kỳ, ông có kế hoạch hay có cơ hội nào thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam khôn, thì ông Osius trả lời thẳng thắn: “Chính phủ Hoa Kỳ không có kế hoạch thay đổi chế độ, nhưng có kế hoạch dùng ảnh hưởng để thay đổi về nhân quyền, điều kiện lao động, ...” Nếu Việt Nam muốn tham gia TPP thì họ bắt buộc phải cam kết cải thiện vấn đề nhân quyền. …

Khi cô Đỗ Minh Ngọc đặt câu hỏi tại sao cô không được phép đeo dây đeo cổ in cờ vàng ba sọc đỏ và cờ Mỹ vào, liệu như vậy có vi phạm tự do ngay trên đất nước tự do này hay không? Ông Osius không ngần ngại giải thích, ông tôn trọng quyền cá nhân của cô, và cô Ngọc có thể đeo bất cứ lúc nào. Riêng cá nhân mình, ông đã yêu cầu ban tổ chức không đặt cờ Cộng Hòa vì “là một nhà ngoại giao, làm việc trong ngoại giao đoàn của chính phủ, tôi không được phép làm như vậy. Nếu tôi xuất hiện trước công chúng dưới lá cờ vàng, tôi sẽ bị điều về nước.”

Trả lời câu hỏi về việc Trung cộng đang uy hiếp Việt Nam, liệu có khả năng gã hàng xóm này xâm lược Việt Nam không, ông Osius đã cười sảng khoái.

“Người Việt Nam các bạn rất mạnh mẽ, không chịu khuất phục. Lịch sử hàng trăm năm chống lại Trung Quốc, từ hai Bà Trưng đến các anh hùng dân tộc đã chứng minh điều đó,” ông nói.

Ông giải thích thêm, đối với vấn đề Trung Quốc, Hoa Kỳ ủng hộ giải quyết mọi vấn đề bằng con đường ngoại giao, đối thoại khu vực cùng một lúc, và theo chiến lược pháp lý. Hà Nội muốn tăng cường mối quan hệ quân sự với Hoa Kỳ để đẩy lùi khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển Hoa đông của Bắc Kinh.

Nhiều đồng hương đã lên tiếng yêu cầu ông Đại sứ trong khả năng của mình, năng động hơn nữa, dùng TPP để thúc đẩy, gây sức ép với chính quyền Hà Nội để nhiệm kỳ làm việc có kết quả mỹ mãn hơn.

San Jose là thành phố có đông người gốc Việt nhất ở hải ngoại. Buổi gặp gỡ với ông Đại sử phản ảnh được mối quan tâm, quan ngại hiện nay của người Việt với đất nước.